Điểm nhấn chính:
- Các bước cơ bản đầu tư chứng khoán - VN-Index, VN-30, HNX, HNX-30 và UPCoM là các chỉ số nổi bật của thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Mỗi chỉ số có đặc điểm nổi bật khác nhau, giúp bạn dễ dàng theo dõi các nhóm cổ phiếu tùy theo mong muốn.
Kiến thức chơi chứng khoán - Chỉ số VN-Index
1. Tổng quan về chỉ số
VN-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động về giá của tất cả các mã cổ phiếu được niêm yết và quản lý bởi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX). Đây là sàn giao dịch thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước và là đơn vị đầu tiên được phép tập trung giao dịch chứng khoán ở Việt Nam, có ngày cơ sở là ngày 28/07/2000. Hiện, đây là nơi niêm yết của 402 mã cổ phiếu, 14 mã trái phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ, 14 chứng chỉ quỹ ETF và 262 mã chứng quyền có đảm bảo.
Tính đến ngày 27/10/2023, thị trường chứng khoán Việt Nam với khoảng 1,600 cổ phiếu niêm yết có quy mô vốn hóa đạt 5.6 triệu tỷ đồng.
Để được niêm yết trên HSX, công ty cần đáp ứng các yêu cầu dựa trên những yếu tố cơ bản sau:
- Vốn điều lệ góp ở thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu
- Giá trị vốn hóa trong đợt chào bán gần nhất
- Được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết
- Hoạt động kinh doanh
- Cơ cấu cổ đông
- Sự cam kết của các thành viên Ban quản lý
- Người đại diện theo pháp luật.
2. Cách tính chỉ số VNIndex
Hiện tại, do có sự thay đổi về giá và khối lượng cổ phiếu lưu hành trong phiên giao dịch của các doanh nghiệp, chỉ số VNIndex đã được Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM áp dụng Bộ quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index theo phương pháp giá trị vốn hoá điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free- float) như sau:
VNINDEX = CMV / Hệ số chia.
Trong đó:
- n: số cổ phiếu trong rổ chỉ số, i = 1, 2, 3... n
- pi: giá của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính toán.
- si: khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính toán.
- fi: tỷ lệ cổ phiếu tự do tại thời điểm tính toán.
- ci: hệ số giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu i.
Hệ số chia = Giá trị vốn hóa thị trường vào thời điểm đóng cửa/ Giá trị cơ sở của chỉ số. Trong trường hợp tăng/giảm CMV do những sự kiện công ty hoặc thay đổi số lượng cổ phiếu thành phần, hệ số chia sẽ được điều chỉnh để đảm bảo nguyên tắc: chỉ số trước và sau khi có biến động là bằng nhau.
CMV sau điều chỉnh / Hệ số chia sau điều chỉnh = CMV trước điều chỉnh / Hệ số chia trước điều chỉnh
Chỉ số được tính toán và thay đổi trong thời gian diễn ra giao dịch. Sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.
Chỉ số VN-30
1. Tổng quan về chỉ số
Theo Quyết định số 714/QĐ-SGDHCM 2020, VN-30 là chỉ số được xây dựng từ rổ cổ phiếu thành phần của VNAllshare (chỉ số bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HoSE đáp ứng tư cách tham gia vào Bộ chỉ số và các điều kiện sàng lọc của Sở GDCK TP.HCM).
VN-30 là 30 cổ phiếu có vốn hóa và thanh khoản lớn nhất sàn HoSE, chiếm khoảng 60% giao dịch và 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Theo thống kê của HoSE, tính tới cuối phiên ngày 09/11/2023, nhóm 30 cổ phiếu này có tổng mức vốn hóa thị trường đạt gần 3.2 triệu tỷ đồng.
Theo quy định, vào ngày thứ Hai của tuần thứ tư tháng 1 và tháng 7 hàng năm, HSX sẽ thực hiện tái cơ cấu rổ cổ phiếu của chỉ số VN30. Sau đợt tái cơ cấu rổ VN-30 hồi tháng 7/2023 vừa qua, danh sách 30 mã thuộc rổ bao gồm:
Mã cổ phiếu |
Tên Công ty |
ACB |
Ngân hàng TMCP Á Châu |
BCM |
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP |
BID |
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
BVH |
Tập đoàn Bảo Việt |
CTG |
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam |
FPT |
CTCP FPT |
GAS |
Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP |
GVR |
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP |
HDB |
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM |
HPG |
CTCP Tập đoàn Hòa Phát |
MBB |
Ngân hàng TMCP Quân Đội |
MSN |
CTCP Tập đoàn Masan |
MWG |
CTCP Đầu tư Thế giới Di động |
PLX |
Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam |
POW |
Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam |
SAB |
Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn |
SHB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội |
SSB | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á |
SSI | CTCP Chứng khoán SSI |
STB | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín |
TCB | Ngân hàng TMCP Kỹ thương |
TPB | Ngân hàng TMCP Tiên Phong |
VCB | Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam |
VHM | CTCP Vinhomes |
VIB | Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam |
VIC | Tập đoàn Vingroup - CTCP |
VJC | CTCP Hàng không Vietjet |
VNM | CTCP Sữa Việt Nam |
VPB | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng |
VRE | CTCP Vincom Retail |
2. Các bước cơ bản đầu tư chứng khoán: Cách chọn cổ phiếu trong chỉ số VN-30
Về cách tính, chỉ số VN-30 có cách tính giống như chỉ số VN-Index, theo Bộ chỉ số HOSE-Index.
VN-30 = Giá trị vốn hoá thị trường hiện tại / Hệ số chia.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn cổ phiếu trong rổ VN-30 được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Chọn theo tiêu chí Khối lượng giao dịch khớp lệnh (KLGD_KL)
VN-30 là 30 công ty có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, trước hết phải đáp ứng quy định có mức khối lượng giao dịch khớp lệnh từ 100,000 cổ phiếu trở lên.
Bước 2: Chọn theo tiêu chí Giá trị giao dịch khớp lệnh (GTGD_KL)
- Cổ phiếu thuộc VN30 kỳ trước có GTGD_KL nhỏ hơn 9 tỷ VND sẽ bị loại khỏi danh sách xem xét.
- Cổ phiếu không thuộc VN30 kỳ trước có GTGD_KL nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ sẽ bị loại khỏi danh sách xem xét.
- Trường hợp chưa đủ số lượng cổ phiếu tối thiểu là 50, lựa chọn các cổ phiếu theo thứ tự giảm dần về GTGD_KL cho đến khi đạt đủ số lượng tối thiểu. Trường hợp có 2 cổ phiếu trở lên có GTGD_KL bằng nhau, sẽ ưu tiên về Giá trị vốn hóa.
Bước 3: Trong top 50, sắp xếp các cổ phiếu theo thứ tự giảm dần về vốn hóa. Nếu có vốn hóa bằng nhau thì ưu tiên về Giá trị giao dịch khớp lệnh.
Bước 4: Chọn rổ VN-30 bằng cách:
- Loại trừ các cổ phiếu thuộc diện cảnh báo trong vòng 3 tháng tính đến ngày chốt dữ liệu hoặc từ ngày chốt dữ liệu đến ngày chính thức áp dụng rổ chỉ số mới.
- Cổ phiếu đứng ở vị trí thứ 20 trở lên được chọn vào rổ VN30.
- Cổ phiếu đứng ở vị trí 21 đến 40: ưu tiên cổ phiếu đã có trong rổ VN30 kỳ trước, sau đó mới xét đến cổ phiếu mới sao cho số lượng cổ phiếu trong rổ bằng 30 cổ phiếu.
Chỉ số HNX
1. Tổng quan về chỉ số
HNX - Index là chỉ số chứng khoán biểu thị sự biến động tổng thể của cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch Hà Nội (HNX), được giới thiệu vào ngày 03/07/2009. Sở GDCK Hà Nội có 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường UPCoM; song song cũng tổ chức các hoạt động đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
Tính đến cuối tháng 10/2023, thị trường niêm yết HNX có 330 mã cổ phiếu với tổng giá trị niêm yết đạt 156.6 nghìn tỷ đồng.
2. Cách tính chỉ số HNX
Chỉ số HNX được tính toán trên nguyên tắc giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên HNX lớn hơn hoặc bằng 5%.
HNX-Index = (Tổng giá trị thị trường hiện tại)/ (Tổng giá trị thị trường tại thời điểm cơ sở) x 100
Trong đó:
Giá trị thị trường hiện tại = Giá thị trường của cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại
Giá trị thị trường cơ sở = Giá của cổ phiếu thời điểm cơ sở x Số lượng cổ phiếu niêm yết tại thời điểm cơ sở
Chỉ số HNX-30
1. Tổng quan về chỉ số
HNX30 là tập hợp 30 cổ phiếu có chỉ số vốn hóa thị trường, thanh khoản tốt nhất được niêm yết trên sàn HNX. Giống như VN-30, HNX-30 cũng giúp nhà đầu tư có sự cái nhìn tổng quát về tình hình các cổ phiếu trên thị trường.
2. Cách chọn cổ phiếu trong chỉ số HNX-30
Để được chọn vào rổ HNX – 30, điều kiện cần là cổ phiếu không thuộc các trường hợp: (i) bị ngừng giao dịch trong 3 tháng tính đến thời điểm đánh giá/đưa vào diện kiểm soát, (ii) tỷ lệ lưu chuyển tự do từ 5% trở xuống và (iii) được niêm yết trên HNX dưới 6 tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua.
HNX sẽ xem xét điều chỉnh cổ phiếu trong rổ định kỳ 6 tháng/1 lần, với hai kỳ xem xét là tháng 10 năm trước – tháng 3 năm sau và tháng 4 – tháng 9. Việc chọn các cổ phiếu vào rổ HNX30 được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Chọn ra 100 cổ phiếu đứng đầu về giá trị giao dịch bình quân phiên trong 12 tháng gần nhất tính từ ngày cơ sở.
Bước 2: Tiếp tục chọn ra 70 cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường trong 12 tháng gần nhất lớn nhất (sau khi điều chỉnh khối lượng tự do chuyển nhượng bình quân).
Bước 3: Trong 70 cổ phiếu trên, tính khối lượng giao dịch trung vị mỗi tháng, cụ thể:
- Tính KLGD trung vị ngày trong 12 tháng gần nhất: tính tổng KLGD từng phiên của mỗi tháng, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chọn KLGD ở giữa làm KLGD trung vị (trường hợp có 2 ngày ở giữa thì sẽ lấy KLGD trung bình của 2 ngày này làm KLGD trung vị);
- Tính tỷ lệ KLGD trung vị của mỗi tháng so với khối lượng lưu hành của ngày cuối tháng (r)
- Tất cả mã chứng khoán có 6 trên 12 tháng có tỷ lệ r < 0.02% sẽ bị loại;
Bước 4: Chọn ra 30 cổ phiếu có khối lượng tự do chuyển nhượng lớn nhất (đảm bảo cổ phiếu một ngành không chiếm quá 20% số lượng trong rổ).
Chỉ số UPCoM
1. Tổng quan về chỉ số
UPCoM – Index là chỉ số tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM. Trong đó, UPCoM là nơi tổ chức giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết, cổ phần của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán ra công chúng. Sàn UPCoM được cho ra mắt và quản lý bởi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ ngày 24/06/2009.
Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM là 860 doanh nghiệp, giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 420 nghìn tỷ đồng và giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1,000 nghìn tỷ đồng.
Để được niêm yết ở sàn UPCoM, công ty cũng cần đảm bảo các yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, yêu cầu về độ minh bạch, công khai, tính thanh khoản và chất lượng doanh nghiệp thấp hơn hai sàn HNX và HSX. Theo đó, đối tượng đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM gồm:
- Công ty đại chúng không niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán;
- Công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ niêm yết tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng;
- Doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch theo quy định pháp luật.
Để trở thành công ty đại chúng, công ty cổ phần phải thỏa mãn một trong hai điều kiện quy định tại Luật Chứng khoán như sau:
-Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; hoặc
- Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, để đủ điều kiện giao dịch trên sàn UPCoM thì doanh nghiệp phải thỏa mãn là công ty đại chúng và thuộc một trong các đối tượng được đăng ký giao dịch đã nêu trên.
2. Cách tính chỉ số UPCoM
UPCoM-Index hiện được tính toán theo phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường tương đồng với cách tính chỉ số HNX-Index hiện tại, có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng lớn hơn hoặc bằng 5%.
UPCoM-Index = (Tổng giá trị thị trường hiện tại)/ (Tổng giá trị thị trường tại thời điểm cơ sở) x 100
Trong đó:
Giá trị thị trường hiện tại = Giá thị trường của cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại
Giá
trị thị trường cơ sở = Giá của cổ phiếu thời điểm cơ sở x Số lượng cổ phiếu
niêm yết tại thời điểm cơ sở
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.