Điểm nhấn chính:
- Thị trường chứng khoán là môi trường đầu tư năng động nhưng lại tồn tài nhiều quy định.
- Cách bắt đầu đầu tư chứng khoán là bạn cần nắm được các quy định trong giao dịch chứng khoán của các sàn để có thể thực hiện giao dịch một cách chính xác.
Sau khi tìm hiểu qua thời gian giao dịch trên 3 sàn HOSE, HNX, và UPCOM; biên độ giao động, giá trần và giá sàn; đơn vị yết giá chứng khoán ở phần trước, có lẽ bạn sẽ muốn bắt đầu vào việc đặt lệnh giao dịch chứng khoán đầu tiên. Nhưng trước đó, hãy cùng Tititada tìm hiểu qua một vài quy định không thể thiếu trong giao dịch chứng khoán dưới đây, để tránh nhầm lẫn trong quá trình đặt lệnh bạn nhé!
5. Các loại lệnh chứng khoán
Lệnh giới hạn (LO) là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
Lệnh thị trường (MP) là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường, giúp nhà đầu tư thực hiện khớp lệnh nhanh nhất.
Lệnh mở cửa (ATO) là lệnh mua hoặc bán cổ phiếu tại mức giá mở cửa, lệnh chỉ được áp dụng trên sàn HOSE. Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (9h – 9h15) để xác định giá mở cửa của ngày giao dịch đó.
Lệnh đóng cửa (ATC) là lệnh mua hoặc bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa, lệnh chỉ được áp dụng trên sàn HOSE và HNX. Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (14h30 – 14h45) để xác định giá đóng cửa của ngày giao dịch đó.
Lệnh dừng lỗ (Stop loss) là một loại lệnh được các nhà đầu tư sử dụng để kiểm soát tổn thất đối với các loại tài sản đang nắm giữ, hay nói cách khác là dừng lỗ kịp thời. Nhà đầu tư có thể đóng vị thế giao dịch bằng cách mua/bán tài sản tài chính khi giá của chúng đạt đến một mức nhất định.
Lệnh bán chốt lời (Take profit) là một loại lệnh cho phép nhà đầu tư tự động bán một tài sản (như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa) khi giá của tài sản đó đạt đến một mức giá nhất định với mục tiêu chốt lời.
6. Trạng thái giao dịch và sửa, hủy lệnh
Lệnh chờ khớp là một trạng thái của một lệnh mua hoặc bán cổ phiếu. Trong phiên khớp lệnh liên tục, khi một nhà đầu tư đặt một lệnh mua hoặc bán cổ phiếu, lệnh đó sẽ được gửi đến sàn giao dịch. Đối với các lệnh MP thường sẽ khớp ngay, tuy nhiên lệnh LO thì có thể được khớp ngay hoặc bị treo trong trạng thái chờ khớp cho đến khi giao dịch thành công.
Khớp một phần là tình trạng chỉ một phần của một lệnh mua hoặc bán chứng khoán được thực hiện, thường xảy ra ở lệnh thị trường (MP). Khớp một phần có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm sự không đồng nhất giữa giá mua và giá bán tại một thời điểm cụ thể, hoặc vì lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch không đủ để khớp toàn bộ lệnh.
Sửa, hủy lệnh giao dịch chứng khoán cho phép nhà đầu tư có thể điều chỉnh hoặc rút lại các lệnh mua/bán đã đặt trước khi lệnh được khớp. Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện. Nếu lệnh đã được khớp, việc sửa, hủy lệnh sẽ không được chấp nhận nhằm đảm bảo tính công bằng cho tất cả các nhà đầu tư khác.
Trong phiên ATO, nhà đầu tư sẽ không được phép sửa, hủy các lệnh LO và ATO. Tương tự như phiên ATO, trong phiên ATC, nhà đầu tư sẽ không được phép sửa, hủy các lệnh LO và ATC.
Trong phiên khớp lệnh liên tục, nhà đầu tư có thể thực hiện sửa giá, khối lượng và hủy lệnh đối với lệnh LO trong thời gian giao dịch. Tuy nhiên, sau khi sửa lệnh, thứ tự ưu tiên của lệnh sẽ được xác định như sau:
- Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng.
- Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
Ngoài ra, trong thời gian giao dịch, trường hợp công ty nhập sai lệnh giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, công ty được phép sửa lệnh giao dịch thỏa thuận nhưng cần xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư, đồng thời phải được bên đối tác đồng ý sửa lệnh đó và được SGDCK chấp thuận.
7. Ngày giao dịch T+
Khi bạn tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán một mã chứng khoán thành công thì ngày giao dịch đó được gọi là ngày T + 0.
Ngày làm việc tiếp theo của thị trường chứng khoán, không tính Thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ theo quy định, thì được gọi là T + 1. Ngày tiếp theo nữa gọi là T + 2 và 1 ngày sau đó nữa gọi là T + 3.
Hiện nay, thị trường chứng khoán thực hiện thanh toán bù trừ theo chu kỳ T + 1.5. Nghĩa là, vào 13h ngày T + 2, nhà đầu tư sẽ nhận được chứng khoán đã mua vào ngày T + 0 và có thể bán ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T + 2.
Ví dụ, vào ngày 6/11 (tức Thứ 2), bạn đặt lệnh mua thành công 100 cổ phiếu NVL, thì 13h ngày 8/11 (tức Thứ 4), 100 cổ phiếu NVL về tài khoản và bạn có thể thực hiện bán ngay 100 cổ phiếu đó, nếu muốn.
Sau khi thực hiện bán chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phải chờ đến ngày T + 1.5 thì tiền mới về tài khoản giao dịch. Theo như ví dụ trên, tức là 13h ngày 10/11 (tức Thứ 6), nhà đầu tư sẽ nhận được tiền.
8. Giao dịch tiền
Tiền bán chờ về là một trạng thái của tiền khi nhà đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán vào ngày T + 0 và chờ tiền về tài khoản vào ngày T + 1.5 kể từ thời điểm bán thành công.
Tiền mua chờ khớp là một trạng thái của tiền khi nhà đầu tư đặt lệnh mua chứng khoán nhưng lệnh vẫn chưa được khớp thành công.
Ứng trước tiền bán là trường hợp khi tiền bán chưa kịp về tài khoản nhưng bạn lại cần tiền ngay, bạn có thể ứng trước một phần hay toàn bộ số tiền đã bán chứng khoán đang chờ về. Khoản ứng trước này tương tự như một khoản vay ngắn hạn giữa bạn và công ty chứng khoán. Bạn sẽ phải trả phí ứng trước, được hiểu là lãi suất đi vay và các khoản phí này là khác nhau giữa các công ty chứng khoán. Thường, lãi suất ứng trước tiền bán của các công ty chứng khoán xoay quanh mức 0.03% - 0.04%/ ngày.
Số tiền tối đa được ứng = Số tiền bán khớp lệnh (sau khi trừ thuế và phí giao dịch) – Phí ứng trước tiền bán
Phí ứng trước = Số tiền ứng x Số ngày x Lãi suất theo ngày.
Ví dụ, khi bạn tạm ứng một số tiền 100 triệu đồng trong 2 ngày, số tiền phí bạn phải trả cho công ty chứng khoán là 60,000 (với lãi suất 0.03%) đến 80,000 đồng (với lãi suất 0.04%).
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Chứng quyền và những điều bạn nên biết
07/12/24
Khái quát về thông tư 155/2025/TT-BTC
03/10/24
Warren Buffett bất ngờ bán lượng lớn cổ phiếu Apple
27/09/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P2
15/08/24
Ảnh hưởng của giải bóng đá Euro đến nền kinh tế
14/08/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P1
13/08/24
Hệ thống KRX có gì khác so với hệ thống hiện giờ?
11/08/24
Cổ phiếu bluechip là gì?
04/07/24
Chứng quyền và những điều bạn nên biết
07/12/24
Khái quát về thông tư 155/2025/TT-BTC
03/10/24
Warren Buffett bất ngờ bán lượng lớn cổ phiếu Apple
27/09/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P2
15/08/24
Ảnh hưởng của giải bóng đá Euro đến nền kinh tế
14/08/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P1
13/08/24
Hệ thống KRX có gì khác so với hệ thống hiện giờ?
11/08/24
Chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) là gì?
10/05/24