Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Quốc hữu hóa doanh nghiệp và ngành công nghiệp

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Khi quốc hữu hóa xảy ra, cơ quan chính phủ sẽ kết thúc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp, và các chủ sở hữu (hoặc cổ đông) trước đó có thể bị mất khoản đầu tư và thu nhập tiềm năng trong tương lai.

    - Mục đích chính của quốc hữu hóa là nhằm bảo vệ người tiêu dùng có liên quan và ngăn chặn rủi ro bất ổn lan tỏa đến các công ty trong ngành hoặc các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

    Quốc hữu hóa doanh nghiệp

    Quốc hữu hóa doanh nghiệp là một trong những rủi ro chính đối với các công ty nước ngoài do khả năng bị tịch thu tài sản mà có thể không nhận được khoản bồi thường nào. Rủi ro này tăng lên đối với các quốc gia có hệ thống chính trị không ổn định và nền kinh tế trì trệ hoặc suy thoái.

    Mặc dù quốc hữu hóa hiếm khi xảy ra ở Việt Nam, nhưng thuật ngữ này phổ biến hơn ở các quốc gia phát triển như Mỹ. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, chính phủ Hoa Kỳ đôi khi phải cung cấp các gói cứu trợ nhằm kích thích nền kinh tế, nhất là củng cố lĩnh vực ngân hàng và ngăn ngừa các thảm họa kinh tế rộng hơn. Chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tương lai của các ngân hàng. Quốc hữu hóa các ngân hàng thất bại thường là một trong những sự lựa chọn nhằm ổn định lại lĩnh vực này nói chung và luôn nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.

    Thế nào là quốc hữu hóa ngân hàng?

    Quốc hữu hóa xảy ra khi chính phủ tiếp quản một tổ chức tư nhân, tức là tiến hành chuyển đổi từ quyền sở hữu tư nhân sang quyền sở hữu nhà nước. Các cơ quan chính phủ khi đó sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản từ tư nhân sang nhà nước và nắm giữ quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Các chủ sở hữu (hoặc cổ đông) trước đó sẽ bị mất một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư của họ.

    Hành động đơn phương

    Trong quá trình quốc hữu hóa doanh nghiệp, quyền sở hữu và kiểm soát được chuyển giao cho chính phủ và đây thường là một quyết định đơn phương, nghĩa là chính phủ đưa ra quyết định chứ không phải từ hai phía. Ví dụ, chính phủ có thể đưa ra quyết định này nếu một ngân hàng có dấu hiệu phá sản và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng lan rộng tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

    Tổn thất của các bên liên quan

    Sau khi quốc hữu hóa, các chủ sở hữu trước đó không còn kiểm soát tài sản và sẽ mất quyền sở hữu. Dù một số cá nhân trong ban quản lý có thể tiếp tục giữ vị trí điều hành, nhưng quốc hữu hóa là gì nếu không phải là việc nhà nước chủ động thay đổi cấu trúc quyền lực và quyền sở hữu của doanh nghiệp? Khi tài sản của công ty vẫn còn giá trị đáng kể, thì việc bị quốc hữu hóa có thể gây lo ngại cho nhà đầu tư tư nhân vì khả năng tổn thất tài chính lớn.

    Biện pháp tạm thời

    Quốc hữu hóa ngân hàng có thể là biện pháp mang tính tạm thời nhằm giữ ổn định cho ngân hàng đang gặp khủng hoảng tài chính. Chính phủ sẽ tiếp quản ngân hàng đó cho tới khi có thể tìm được đối tác đủ năng lực để chuyển giao lại quyền sở hữu và điều hành, tức là nhà nước tiếp quản tạm thời trước khi tái tư nhân hóa.

    Quốc hữu hóa quy mô lớn

    Việc quốc hữu hóa một ngành công nghiệp – ví dụ như toàn bộ hệ thống ngân hàng hay lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – thường gây tranh cãi. Dù quốc hữu hóa doanh nghiệp trong những lĩnh vực này có thể là biện pháp tạm thời trong khủng hoảng, nhưng điều hành toàn bộ hệ thống là một nhiệm vụ phức tạp và tốn kém.

    Ở Mỹ, trong khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008, đã có đề xuất quốc hữu hóa các ngân hàng "quá lớn để sụp đổ" để ngăn rủi ro lan rộng. Những ngân hàng này được cho là có thể tạo ra rủi ro rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như những người nộp thuế ở Hoa Kỳ lúc đó. Tuy nhiên, việc áp dụng một số biện pháp khác, chẳng hạn như ban hành các quy định quản lý như yêu cầu vốn cao hơn và giảm tỷ lệ đòn bẩy, cũng đã phần nào giúp giảm bớt những tổn thất tiềm năng nặng nề đi theo sau.

    Tương tự, ngành chăm sóc sức khỏe là một ví dụ khác về sự ảnh hưởng của việc “bóc lột” tài chính và thiếu minh bạch, do vậy mà quốc hữu hóa được coi như một giải pháp tiềm năng dưới góc nhìn của một phần lớn người tiêu dùng và một số bộ phận trong cơ quan quản lý nhà nước.

    Nhìn chung, quốc hữu hóa một ngành công nghiệp là một vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia, nhưng nếu được các thế lực chính trị lớn chấp thuận và tạo điều kiện, nó vẫn có thể xảy ra.

    Tác động của quốc hữu hóa

    Quốc hữu hóa có thể gây ra một số tác động, và mỗi tác động đều có thể làm ảnh hưởng đến các bên liên quan theo những cách khác nhau.

    Ban điều hành

    Khi các ngân hàng bị quốc hữu hóa, một số người trong ban điều hành có thể được cho phép tiếp tục vị trí quan trọng của mình sau khi chuyển giao. Tuy nhiên, điều này có khả năng làm tăng rủi ro đạo đức hành nghề, khi mà các giám đốc điều hành này thực hiện các hành động gây rủi ro cho các bên liên quan do không đồng ý với việc ngân hàng của họ bị quốc hữu hóa.

    Cổ đông

    Cổ đông có thể chịu mất mát lớn khi quốc hữu hóa doanh nghiệp xảy ra. Ví dụ điển hình nhất là giá cổ phiếu của công ty hay ngân hàng đó sẽ chịu áp lực tiêu cực và giảm mạnh, hoặc các trái phiếu không có bảo đảm sẽ bị vỡ nợ, nghĩa là ngân hàng mất khả năng thanh toán, và việc quốc hữu hóa có thể xóa sổ toàn bộ khoản trái phiếu đó và trái chủ sẽ là người lãnh các tổn thất mất vốn đầu tư đó.

    Sự quản lý của chính phủ

    Một số người cho rằng chính phủ không có đủ khả năng quản lý các tổ chức phức tạp và điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và doanh thu của công ty được tiếp quản. Trong khi đó, những người ủng hộ quốc hữu hóa cho rằng, các giải pháp của chính phủ có thể giúp cải thiện sức khỏe tài chính của ngân hàng, niềm tin của công chúng cũng như duy trì tăng trưởng cho toàn bộ ngành và nền kinh tế nói chung.

    Ví dụ về quốc hữu hóa

    Quốc hữu hóa tại Việt Nam

    Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã tiến hành mua lại toàn bộ vốn cổ phần của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng/cổ phần sau khi thấy ngân hàng này bất thành trong việc tự tái cơ cấu. Theo đó, VNCB được quốc hữu hóa và nắm giữ 100% bởi NHNN và mất toàn quyền, lợi ích cũng như trách nhiệm pháp lý đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB. NHNN cho rằng việc quốc hữu hóa ngân hàng này sẽ cho phép VNCB nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc triển khai tái cơ cấu cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả.

    Ngoài ra, ngay sau đó, NHNN tiếp tục quốc hữu hóa lần thứ 2 đối với Ngân hàng TMCP Đại Dương, Ocean Bank, khi thấy hoạt động của ngân hàng này bộc lộ nhiều yếu kém và việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm quy định của pháp luật. Cụ thể, ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn yêu cầu tối thiểu của NHNN cùng với những tổn thất tài chính nặng nề khác. Do vậy mà NHNN đã quyết định mua toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại Ocean Bank nhằm chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng, đảm bảo chi trả tiền gửi và ngăn sự tác động lây lan trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

    Quốc hữu hóa tại Hoa Kỳ

    Trong quá khứ và cả hiện tại, Hoa Kỳ đã nhiều lần quốc hữu hóa các doanh nghiệp lớn, thường là dưới hình thức cứu trợ mà chính phủ nắm quyền kiểm soát. Các gói cứu trợ dành cho Tập đoàn Bảo hiểm AIG năm 2008 và Công ty General Motors năm 2009 dẫn đã đến việc quốc hữu hóa, tuy nhiên trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ trong việc kiểm soát này là rất ít. Chính phủ cũng quốc hữu hóa Continental Illinois National Bank (CINB) phá sản vào năm 1984 và cuối cùng bán nó cho Bank of America vào năm 1994.

    Mặc dù hầu hết các hành động quốc hữu hóa của chính phủ Hoa Kỳ chỉ mang tính chất tạm thời, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như Công ty Đường sắt Amtrak được chuyển giao cho chính phủ sở hữu sau khi một số công ty đường sắt phá sản vào năm 1971. Hay là, sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, ngành an ninh sân bay đã được quốc hữu hóa dưới sự quản lý của Tổ chức An ninh Vận chuyển Hoa Kỳ (TSA).

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán