Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Vốn hóa thị trường và Giá trị của Công ty

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Làm sao để định giá cổ phiếu: Vốn hóa thị trường và giá trị công ty đều chỉ qui mô và giá trị của công ty, tuy nhiên cả hai khái niệm có khác biệt lớn cách tính toán và độ chính xác.

    - Giá trị vốn hóa thị trường được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá hiện tại của một cổ phiếu, trong khi giá trị công ty được định giá bằng việc phân tích tình hình tài chính và các phương pháp định giá.

    Vốn hoá thị trường

    Vốn hóa thị trường về cơ bản là số lượng cổ phiếu của một công ty đang lưu hành nhân với giá đang giao dịch hiện tại của một cổ phiếu.

    Ví dụ: một công ty có 50 triệu cổ phiếu được phát hành ra thị trường và giá cổ phiếu là 100USD/cổ phiếu thì sẽ có giá trị vốn hóa thị trường là 5 tỷ USD.

    Công ty Cổ phần chứng khoán SSI (HOSE: SSI) đang có 1,490,126,058 cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường mỗi cổ phiếu tại ngày 7/7/2022 là 19,000đ/cổ phiếu, giá trị vốn hóa của SSI được tính là 1,490,126,058 cổ phiếu x 19,000đ/cổ phiếu = 28,312 tỷ đồng. SSI hiện là công ty có vốn hóa lớn thứ 33 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Giá trị công ty là khái niệm phức tạp hơn vì để định giá được giá trị công ty, cần phải tổng hợp nhiều số liệu và các chỉ số định giá như P/E, P/S, hay P/B hoặc là theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.

    Vốn hóa thị trường thường được sử dụng để xác định giá mua, giá bán trong một giao dịch.Tuy nhiên, giá thị trường của cổ phiếu thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như các yếu tố kinh tế vĩ mô và chủ quan bao gồm cả tâm lý nhà đầu tư. Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng lên giá cổ phiếu khác nhau và không tuân theo bất kỳ công thức nào (mặc dù các nhà đầu tư ngắn hạn (trader) vẫn luôn cố gắng đưa ra dự doán xu hướng thị trường trong ngắn hạn để kiếm tiền).

    Làm sao để định giá cổ phiếu: Xác định giá trị công ty

    Trong khi vốn hóa thị trường thường được gọi là giá trị của một công ty, thì giá trị công ty là một khái niệm phức tạp hơn. Giá trị công ty được xác định bởi các phương pháp định giá mà các nhà đầu tư sử dụng cho việc định giá công ty, chẳng hạn như định giá trên doanh thu (P/S hay prices-to-sales), giá trên thu nhập (P/E hay price-to-earnings), giá trị doanh nghiệp trên EBITDA (EV/EBITDA).

    Làm sao để định giá cổ phiếu bằng các phương pháp định giá này. Việc định giá công ty một cách chuyên nghiệp còn đòi hỏi phân tích chuyên sâu các số liệu khác nhau như vốn chủ sở hữu (stockholder equity), nợ vay hay lượng trái phiếu đang lưu hành, tiềm năng tăng trưởng dài hạn, nghĩa vụ thuế và các khoản thanh toán lãi vay. Định giá càng cao thì giá trị thị trường càng lớn.

    Định giá của một công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như lĩnh vực mà công ty hoạt động, khả năng sinh lời, khối lượng nợ và tình hình thị trường chung. Định giá của một công ty có thể biến động nhiều theo thời gian và bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chu kỳ kinh doanh hoặc chu kỳ kinh tế. Ngoài ra việc định giá cũng phản ánh suy nghĩ chủ quan của nhà phân tích.

    Ví dụ: hai công ty doanh thu hàng năm 1,000 tỷ đồng, nhưng công ty A đang phát triển nhanh, đầu tư mạnh vào R&D, giá trị thị trường của A nhìn chung sẽ cao hơn đáng kể so với công ty còn lại bởi vì các nhà đầu tư mong đợi sản phẩm mới đột phá của A sẽ đem lại doanh thu va tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

    Vốn hóa thị trường và giá trị công ty thường rất bị nhầm lẫn, nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vốn hóa thị trường chỉ đơn giản là số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá thị trường của cổ phiếu đó. Vốn hóa thị trường của một công ty là một số xác định tại một thời điểm. Trong khi đó, giá trị công ty cùng một thời điểm có thể khác nhau tùy thuộc vào số liệu mà nhà phân tích sử dụng để đưa ra định giá theo góc nhìn và quan điểm của họ.


    Ví dụ: cùng cổ phiếu HPG nhưng báo cáo phân tích công ty chứng khoán A có thể định giá là 30,000 đ/cổ phiếu và báo cáo phân tích công ty chứng khoán B có thể định giá 35,000đ/cổ phiếu.

    Ngoài ra, nhà đầu tư không nên nhầm lẫn giá trị công ty với giá trị sổ sách của một công ty, là giá trị tài sản ròng của công ty. Giá trị ghi sổ được tính bằng cách lấy tổng tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ phải trả. Giá trị sổ sách của một công ty có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá trị công ty hay vốn hóa thị trường phụ thuộc vào khả năng sinh lời và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

    Trên thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường so sánh vốn hóa thị trường với giá trị của công ty. Nếu giá trị của công ty cao hơn vốn hóa thị trường thì cổ phiếu của công ty được xem là “rẻ” và là cơ hội để mua vào. Nếu giá trị của công ty thấp hơn vốn hóa thị trường thì được xem là “đắt” và cần xem xét để hiện thực hóa lợi nhuận của danh mục đầu tư.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán