Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Bài học từ Ngân hàng Thung lũng Silicon – Phần 2

Nội dung

    So sánh với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

    Sự thất bại của SVB – cùng với sự sụp đổ của Ngân hàng Signature, việc giải cứu Ngân hàng First Republic, và việc Credit Suisse buộc phải bán cho UBS – đã làm sôi động thị trường Hòa Kỳ vào tháng 3/2023. Điều này xuất phát từ nỗi sợ hãi về sự lây lan của sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng giống như những gì bạn có thể đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, khi Bear Stearns, Merrill Lynch, Lehman Brothers, Wachovia Bank, Washington Mutual và AIG đều phá sản hoặc phải nhờ đến sự cứu trợ.

    Cho đến nay, điều quan trọng nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) xảy ra với lý do đơn giản là các nhà đầu tư và tổ chức tài chính đã trải qua những rắc rối đến từ các khoản thế chấp nhà ở. Họ:

    - Đầu tư mà không nghi ngờ, đánh giá về rủi ro không trả được của các khoản vay mua thế chấp;

    - Một lượng lớn tiền được đổ vào thị trường thế chấp và việc cho những người dưới chuẩn vay rất nhiều tiền - những người không có khả năng chứng minh được thu nhập hoặc tài sản;

    - Thiết lập các chứng khoán bảo đảm bằng tài sản nhà thế chấp, dòng tiền từ các khoản vay này được phân theo các nhóm (tranche) và có đòn bẩy bằng cách đảm bảo bằng các khoản thế chấp dưới chuẩn;

    - Hầu hết mọi người đã đầu tư vốn của mình vào các đợt rủi ro nhất của chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp nhà ở (RMBS).

    Tương tư như năm 2008, nhìn vào đầu năm 2023, một số tài sản đã được thổi phồng quá mức một cách quá đáng– một số người sẽ chỉ ra đó là công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) hoặc tiền điện tử – nhưng chúng không có quy mô lớn như vậy và chưa đến mức phi thực tế, và chắc chắn không được giữ trên bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính quan trọng của Mỹ với số lượng đủ để gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính.

    Nếu so sánh danh sách các tổ chức biến mất trong khủng hoảng 2008 bao gồm một số tổ chức có ảnh hưởng lớn đến hệ thống thị trường như Bear Steer, Merry Lynch, thì không thể xếp SVB vào danh sách này. Ngoài ra điều đáng chú ý là phản ứng của Fed đối với các vấn đề của SVB bao gồm việc đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi của SVB, cung cấp thêm thanh khoản cho các ngân hàng, bơm thanh khoản rộng rãi vào nền kinh tế và phát triển bảng cân đối kế toán của các ngân hàng mặc dù đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch.

    Do đó, không thể cho rằng việc SVB sụp đổ hoặc những điều tương tự có thể gây ra phản ứng dây chuyền đủ để tạo nên một cuộc khủng hoảng tài chính.

    Về khía cạnh quy định

    Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, nó đã tạo động lực cho việc thiết lập lại một bảng các quy định. Một trong những nguyên tắc quản lý là các tổ chức tài chính “too big to fail” (hay quá lớn để sụp đổ) nếu cần thiết sẽ được cứu trợ nếu bị đe dọa – không được phép tham gia vào các hoạt động rủi ro, vì điều này tạo ra một tình huống mà người đứng đầu, cổ đông và nhà quản lý giành chiến thắng còn khách hàng phải gánh chịu hậu quả. Chính phủ Mỹ đã thông qua Đạo luật Dodd-Frank và Quy tắc Volcker và nhìn chung, các quy định liên quan ngân hàng đang dần trở nên chặt chẽ đáng kể.

    Theo thời gian, hiện tượng không tuân thủ các quy định đã xuất hiện, đặc biệt là giới hạn của quy định. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tất cả các ngân hàng có tài sản trên 50 tỷ đô la đều phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nhưng vào năm 2018, các cơ quan quản lý đã bị thuyết phục và nâng con số đó lên 250 tỷ đô la. Kết quả là, SVB – với tài sản khoảng 50 tỷ USD vào thời điểm giới hạn được nâng lên – không phải chịu cơ chế quản lý nghiêm ngặt như trước mà được “thoải mái” hơn. Điều này đã giúp SVB mở rộng ồ ạt rồi phải đối mặt với thất bại chỉ trong vài ngày.

    Tuy nhiên, các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ thì vẫn tuân thủ nguyên tắc, được vốn hóa tốt, tính thanh khoản cải thiện đáng kể và bảng cân đối kế toán lành mạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế xuất hiện hiện tượng một đợt sụp đổ của hệ thống ngân hàng mang tính chất khủng hoảng toàn cầu.

    Rủi ro đạo đức

    Một vấn đề cho các giải pháp của chính phủ dưới bất kỳ hình thức nào là khả năng tạo ra rủi ro đạo đức. Tức là những người chủ của các tổ chức tài chính lớn kết luận rằng họ sẽ được giải cứu nếu mắc sai lầm, và điều này làm cho ho tham gia vào hành vi rủi ro cao, lợi nhuận cao. Nếu thành công, họ sẽ trở nên giàu có, nhưng nếu thất bại, họ sẽ được giải cứu. Và điều này được gọi là “tư nhân hóa lợi nhuận và xã hội hóa thua lỗ”.

    Vào ngày 09/03/2023, khi hệ thống SVB đối mặt với hiện tượng rút tiền ồ ạt, mọi người bắt đầu bàn tán về khả năng chính phủ có thể đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi. Một trong những lập luận phản đối gói cứu trợ của chính phủ là cho rằng điều này sẽ tạo ra rủi ro đạo đức. Nếu mọi người biết rằng họ sẽ được bảo vệ khi gặp rủi ro thì họ sẽ cho rằng việc đảm bảo tính vững chắc của ngân hàng trước khi gửi tiền là không cần thiết, nghĩa là việc thẩm định sẽ không được thực hiện. Do đó, các ngân hàng hoạt động yếu kém, và có nguồn vốn yếu, sẽ tiếp tục được kinh doanh và phát triển.

    Trên thực tế, chúng ta, là những người gửi tiền, không thể thực hiện việc thẩm định một ngân hàng. Vì hoạt động của các ngân hàng được đặc trưng bởi sự bất cân đối lớn giữa tài sản/nợ, và phụ thuộc vào lòng tin của người gửi tiền, nên rất khó để đánh giá sức khỏe tài chính của các ngân hàng từ bên ngoài (đôi khi có thể cả từ bên trong, vì SVB không đủ khả năng đối mặt với những gì trong quá khứ và đã gây ra sai lầm trong quản lý). Nếu là một nhà đầu tư, bạn nên tránh đầu tư vào ngân hàng có những thông tin tài chính phức tạp, khó hiểu và việc đánh giá lòng tin khó hơn chúng ta muốn.

    Rất ít người có khả năng nghiên cứu, đọc hiểu các báo cáo tài chính của ngân hàng và xác định liệu họ có duy trì được khả năng thanh toán và tính thanh khoản hay không. Mặt khác, nếu người gửi tiền làm được điều này có thể khiến các hoạt động ngân hàng bị đình trệ. Đó là lý do tại sao bảo hiểm tiền gửi được giới thiệu trong thời kỳ Đại suy thoái. Vì lý do tương tự, quyết định bảo lãnh hoàn toàn tiền gửi của SVB của chính phủ là khá phù hợp.

    Tuy nhiên, đáng chú ý là ban quản lý và các cổ đông không được cứu trợ; nếu không được “bảo lãnh” thì sẽ phải gánh chịu toàn bộ những tổn thất đối với quyền lợi của mình. Chính điều này đã giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc thận trọng hơn trong quá trình ra quyết định trong tương lai.

    Những ý kiến trái chiều về sự sụp đổ của SVB

    Mặc dù SVB, Signature Bank, First Republic và Credit Suisse không liên kết với nhau, nhưng chúng có cùng một phương thức hoạt động chung. Và điều này đã tạo ra một điểm chung: vì họ đều là các tổ chức tài chính nên các sự kiện liên quan đến họ có thể có tác động lan rộng đến niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư. Mọi người dường như lo sợ khi đối mặt với nhiều vấn đề xảy ra gần như cùng một lúc của bốn ngân hàng, khiến mọi người xâu chuỗi chúng lại với nhau và liên tưởng đến một cuộc khủng hoảng hệ thống sắp xảy ra.

    Mặc dù trên thực tế, bốn ngân hàng này dường như không có sự kết nối với nhau, nhưng cuộc khủng hoảng của bốn ngân hàng vào đầu năm 2023 chắc chắn đã làm rung chuyển thị trường ở một mức độ nhất định. Mọi thứ không cần phải được kết nối về mặt vật lý hoặc thậm chí là kinh tế. Trên thị trường, một loạt các sự kiện tiêu cực có thể có tác động rất mạnh mẽ đến toàn bộ thị trường.

    Các cuộc khủng hoảng tín dụng nói chung là kết quả của một số sự kết hợp của nền kinh tế tiêu cực, sự dư thừa trên thị trường, các sự kiện ngoại sinh bất lợi và nỗi sợ hãi ngày càng tăng của các nhà đầu tư cũng như các chuyên gia trong ngành tài chính. Thất bại của SVB và các ngân hàng khác có thể không đủ để hình thành một cuộc khủng hoảng tín dụng, nhưng chúng có thể góp phần gây ra khủng hoảng. Kết quả là, dường như không thể tránh khỏi việc một số tổ chức tài chính sẽ giảm lượng tín dụng mà họ cung cấp, khiến một số người không nhận được khoản vay mong muốn.

    Đặc biệt, sự thất bại của SVB có thể đồng nghĩa với việc giới khởi nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn trong thời gian tới. Các ngân hàng trong khu vực có thể sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và gặp phải tình trạng tiền gửi giảm khi dòng tiền chảy vào các tài sản an toàn hơn. Đối với chủ sở hữu và nhà phát triển bất động sản, cũng như việc các tòa nhà văn phòng, cửa hàng bán lẻ truyền thống và thậm chí có thể là nhà chung cư, tình hình tiếp cận vốn sẽ khó khăn hơn và phải chịu áp lực thanh khoản.

    Thực tế, lãi suất không gần bằng không mà đang tăng cao do lạm phát tăng cao. Môi trường lãi suất thấp, việc vay tiền để đầu tư và kiếm tiền dễ dàng trong vài năm qua cũng được cho là nguyên nhân gây ra những khó khăn cho SVB và các ngân hàng khác. Warren Buffett từng ví von rằng, “chỉ khi thủy triều rút thì bạn mới phát hiện ai đang bơi mà không mặc quần áo”. Các câu hỏi còn lại là, có bao nhiêu người nữa ở ngoài đó, và liệu thủy triều có rút ra đủ bao xa để phơi bày tất cả?

    Khi các nhà đầu tư nghĩ rằng mọi thứ đều hoàn hảo, sự lạc quan của họ sẽ tăng lên. Nhưng khi tâm lý dao động theo hướng tiêu cực, họ thường tin rằng những có tiền mặt sẽ có cơ hội mua được tài sản giá rẻ và được lợi nhuận cao hơn. Và đây cũng có thể được xem là bước đầu tiên trong sự sụp đổ của SVB.

    Vấn đề phát sinh khác – Bất động sản thương mại

    Mặc dù không thể lường trước được sự tác động có tính lan rộng, những vấn đề phát sinh từ sự thất bại của SVB, các ngân hàng Hoa Kỳ vẫn đang phải đối mặt với một trong những mối lo ngại lớn nhất hiện nay: khả năng xuất hiện các vấn đề bắt nguồn từ các khoản cho vay đối với bất động sản thương mại, đặc biệt là các tòa nhà văn phòng.

    Uớc tính số tiền trung bình mà ngân hàng có trong các khoản vay bất động sản thương mại bằng khoảng 100% vốn của ngân hàng. Do đó, tổn thất đối với các khoản vay thế chấp bất động sản thương mại trên tổng sổ cho vay có thể xóa sạch toàn bộ vốn của ngân hàng, khiến ngân hàng thâm hụt vốn. Ví dụ như báo cáo của BofA, ngân hàng lớn trung bình có 50% vốn dựa trên rủi ro trong các khoản vay bất động sản thương mại, trong khi đối với các ngân hàng nhỏ hơn, con số này là 167%.

    Khả năng xảy ra các vụ vỡ nợ đối với các khoản thế chấp tòa nhà văn phòng và các khoản vay bất động sản thương mại khác là rất cao và có một số vụ đã xảy ra. Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là các ngân hàng liên quan sẽ bị thua lỗ. Nếu các khoản vay được thực hiện với tỷ lệ cho vay trên giá trị (LTV) hợp lý thì có thể có đủ vốn chủ sở hữu đảm bảo cho mỗi khoản thế chấp để bù đắp tổn thất trước khi các khoản vay của ngân hàng gặp nguy hiểm. Hơn nữa, việc vỡ nợ thế chấp nói chung không báo hiệu sự kết thúc mà là sự khởi đầu của các cuộc đàm phán giữa người cho vay và chủ nhà. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể gia hạn khoản vay theo các điều khoản đã được thống nhất lại.

    Không một ai có thể biết chính xác được liệu các ngân hàng có thể bị thua lỗ đối với các khoản cho vay bất động sản thương mại hay không, hay mức độ thua lỗ sẽ ra sao. Nhưng chúng ta có thể thấy các vụ vỡ nợ thế chấp luôn xuất hiện khá nhiều trên các tiêu đề bài báo, bài viết và ít nhất, điều này có thể khiến những người cho vay sợ hãi, qua đó kìm hãm việc cấp tín dụng và tái cấp vốn, đồng thời góp phần làm gia tăng cảm giác rủi ro.

    Tóm tắt:

    - Việc Silicon Valley đối mặt với các vấn đề của riêng ngân hàng trong điều kiện thị trường bất lợi đã khiến SVB dễ dàng đối mặt với tình trạng rút một lượng tiền lớn – và họ đã phải trả một cái giá rất đắt.

    - Từ sự kiện xảy ra với SVB đã đặt ra yêu cầu cần thiết thiết lập các quy định quản lý chặt chẽ hơn hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng “too big to fail”.

    - Sự việc của SVB đã giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc thận trọng hơn trong quá trình ra quyết định trong tương lai.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán