Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Rủi ro ngành đối với doanh nghiệp

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Các ngành kinh doanh  không chỉ bị tác động bởi các rủi ro trong ngành, mà còn cả điều kiện kinh tế, vĩ mô nói chung. 

    - Đánh giá được rủi ro ngành sẽ giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro kinh doanh, xác định được cách phòng ngừa, hạn chế ảnh hưởng của rui ro ngành đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.    

    Tổng quan về Rủi ro ngành   

    Rủi ro ngành đề cập đến các yếu tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến một ngành cụ thể và các doanh nghiệp trong ngành đó. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận và mức độ biến động doanh thu của doanh nghiệp.  

    Nhìn chung, biến động trong ngành phụ thuộc phần nhiều vào các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tình hình xuất nhập khẩu, v.v. 

    Ví dụ, kết thúc năm 2022, Việt Nam có thể được xem là có ưu thế hơn so với các quốc gia cùng khu vực khi ghi nhận tiêu dùng phục hồi, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và kiểm soát được lạm phát. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 của Việt Nam lần đầu tiên vượt 400 tỷ USD, tăng 8.02% so với năm trước. 

    Tuy nhiên, rủi ro suy thoái cũng như bất ổn tài chính toàn cầu gia tăng đã tác động đáng kể đến các ngành, các doanh nghiệp. Áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao khiến Ngân hàng Nhà nước buộc phải điều chỉnh lãi suất để phù hợp với bối cảnh quốc tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay, và được phản ánh rõ nhất qua chỉ số VNIndex. Tính đến ngày 27/12/2022, chỉ số VNIndex đạt 993.7 điểm, giảm mạnh 33.68% so với cuối năm 2021, tương đương vốn hóa thị trường giảm 32.2% còn 5.3 triệu tỷ đồng.  

    Như vậy, bạn dễ dàng thấy được, bất kỳ yếu tố nào liên quan đến nền kinh tế, đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến ngành và gây rủi ro  đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo bảng xếp hạng rủi ro quốc gia hàng năm của Công ty thuộc Tập đoàn Allianz, rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện phải đối mặt được xếp hạng ở mức độ rủi ro trung bình (C2), trong đó, mức độ rủi ro của nền kinh tế ở mức 5/6 và rủi ro tài chính là 3/4.  

    Chỉ số phân ngành tại Việt Nam 

    Theo GICS (Global Industry Classification Standard – Chuẩn phân ngành toàn cầu), được phát triển bởi MSCI Inc. và Standard & Poor’s, ngành có 4 cấp độ gồm, lĩnh vực (Sector), nhóm ngành (Industry Group), ngành (Industry), và tiểu ngành (Sub-Industry).   

    Theo tiêu chuẩn đó, Việt Nam có 11 nhóm ngành lớn được xếp theo thứ tự giá trị vốn hóa giảm dần như sau: 

    - Tài chính  

    - Bất động sản

    - Hàng tiêu dùng thiết yếu 

    - Nguyên vật liệu

    - Công nghiệp 

    - Dịch vụ tiện ích 

    - Hàng tiêu dùng 

    - Công nghệ thông tin 

    - Năng lượng  

    - Chăm sóc sức khỏe 

    - Dịch vụ viễn thông    

    Tại sao doanh nghiệp cần phải hiểu rõ rủi ro ngành? 

    Nếu ai đó thấy một công ty khởi nghiệp thành công, họ thường cho rằng điều đó là nhờ năng lực của những người sáng lập hay mô hình kinh doanh hiệu quả.  

    Song thực tế, các doanh nghiệp không bao giờ hoạt động trong môi trường chỉ có riêng một mình họ. Các yếu tố đến từ môi trường bên ngoài, khó có thể kiểm soát được, cũng đóng góp một phần không nhỏ, chẳng hạn như cạnh tranh, hành vi của người tiêu dùng hay xu hướng kinh tế vĩ mô.  

    Ví dụ, hoạt động kinh doanh của khách sạn dễ bị giảm sút hơn trong thời kỳ đại dịch, dẫn đến doanh thu bị ảnh hưởng trầm trọng. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nhóm tiện ích thiết yếu (điện, gas, v.v.) thường ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. 

    Việc hiểu rủi ro ngành thuộc lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động là điều cần thiết đối với bất kỳ người lãnh đạo nào. Phân tích rủi ro ngành sẽ giúp họ đặt ra những kỳ vọng thực tế hơn theo cột mốc của nền kinh tế, chẳng hạn như chỉ cần hòa vốn hoặc kỳ vọng kinh doanh có lãi.   


    Làm thế nào để xác định rủi ro ngành và quản lý rủi ro kinh doanh? 

    Để có thể xác định rủi ro ngành và giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro kinh doanh, có thể xem xét các yếu tố sau đây: 

    - Triển vọng tăng trưởng của ngành: bao gồm các giai đoạn, xu hướng phát triển theo chu kỳ và mùa vụ của ngành, hoặc dự báo mức tăng trưởng doanh thu của ngành so với kết quả hoạt động trong quá khứ, so với các ngành khác. 

    - Độ nhạy cảm trước các biến số kinh tế vĩ mô: bao gồm tăng trưởng GDP, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, hoặc kể cả thay đổi về nhân khẩu học, thị hiếu người tiêu dùng, mặt bằng giá cả chung, v.v.

    - Mô hình tác động cạnh tranh của Porter: doanh nghiệp trong ngành có thể phải đối mặt với các rủi ro như sức mạnh của đối thủ cạnh tranh, sức ép từ những đối thủ mới gia nhập ngành, hạn chế nhà cung cấp dẫn đến tăng giá nguyên liệu đầu vào, hay mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế, v.v. 

    - Vòng đời của ngành: giai đoạn cụ thể mà một ngành trải qua, như giai đoạn khởi đầu, tăng trưởng, biến động, bão hòa hay suy thoái, sẽ ảnh hưởng đến doanh thu tiềm năng, lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp trong ngành. 

    - Rủi ro gián đoạn: sự gián đoạn trong công nghệ hay chuỗi cung ứng phần lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của các doanh nghiệp, bởi số hóa giờ đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp, hay ngành, không nhanh chóng nắm bắt những đổi mới của công nghệ, sẽ dễ dàng trở nên lỗi thời, và không có khả năng quản lý rủi ro kinh doanh.

    - Lực lượng lao động: rủi ro đối với doanh nghiệp có thể đến từ tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn chất lượng cao. Mặt khác, khi cạnh tranh trong ngành càng gia tăng; nếu không có các chính sách giữ chân người lao động phù hợp và hiệu quả, có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nhân công. 

    - Xu hướng thị hiếu tiêu dùng: Đi liền với sự phát triển của nền kinh tế là chất lượng cuộc sống và nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi. Doanh nghiệp cần phải phát triển cùng với xu hướng này để có thể cung cấp những sản phẩm hiện đại và phù hợp, như vậy mới có thể xây dựng cơ sở khách hàng vững mạnh và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

    Việc phân tích các rui ro ngành, đánh giá các ảnh hưởng của ngán đến tính hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp quản lý rui ro hoạt động hiệu quả và ổn định hơn. 


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán