Startup kỳ lân (Unicorn) được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư mạo hiểm, kỳ lân được dùng để chỉ một công ty khởi nghiệp tư nhân được định giá trên 1 tỷ USD. Ngoài ra, những startup được định giá trên 10 tỷ USD được gọi là Siêu kỳ lân (decaron), và những startup được định giá trên 100 tỷ được gọi là Kỳ lân trăm sừng (hectocorn).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc định giá thường dựa trên những đánh giá về tiềm năng kinh doanh của công ty trong dài hạn, và do đó những nhà đầu tư kỳ lân trong giai đoạn đầu thường là các nhà đầu tư mạo hiểm.
Để trở thành một kỳ lân, các công ty phải có một ý tưởng đổi mới, một tầm nhìn rõ ràng về sự phát triển, và một kế hoạch kinh doanh vững chắc, cũng như một cách tiếp cận thực tế đến các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư tư nhân. Vì thế, có thể nói rằng unicorn rất là hiếm trên thị trường.
Có 3 kịch bản thường xảy ra cho các kỳ lân:
- Giữ cho công ty thuộc quyền sở hữu tư nhân: Những người sáng lập muốn giữ quyền kiểm soát công ty thường giữ cho kỳ lân hoạt động như các công ty tư nhân. Nhưng như vậy sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của công ty do khả năng tiếp cận vốn hạn chế.
- Niêm yết công khai: Mặc dù không cần thiết, nhưng nhiều startup kỳ lân vẫn nỗ lực để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để có thể tiếp cận nguồn vốn dồi dào với chi phí rẻ. Tuy nhiên, một số lãnh đạo các công ty kỳ lân có thể trì hoãn việc niêm yết công khai vì điều đó làm giảm đáng kể quyền sở hữu của họ với công ty.
- Thu hút thêm nhà đầu tư, hoặc bán lại.
Tháng 3 năm 2022, có khoảng 1,000 kỳ lân được ghi nhận trên thế giới. Theo Forbes Việt Nam, Việt Nam có 4 kỳ lân là VNLIFE (2019), VNG (2014) và mới đây là MoMo (2021), Sky Mavis (2021) - đây đều là các kỳ lân công nghệ.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.