Trái phiếu trả một lần (Bullet Bond) là loại trái phiếu mà tiền lãi và tiền gốc sẽ được thanh toán một lần vào ngày đáo hạn thay vì thanh toán định kỳ. Trái phiếu trả một lần không cho phép người phát hành mua lại trước ngày đáo hạn. Nếu lãi suất trên thị trường giảm, nhà phát hành không thể thu hồi trái phiếu và phát hành lô trái phiếu mới theo lãi suất thị trường. Trái phiếu trả một lần thường được sử dụng trong tình huống công ty hoặc tổ chức cần gọi vốn để đầu tư vào dự án hoặc hoạt động kinh doanh mà họ tin tưởng sẽ tạo ra lợi nhuận đủ để trả trái phiếu khi đáo hạn.
Trong trường hợp này, trái phiếu không tạo ra áp lực trả lãi hàng năm, cho phép doanh nghiệp tập trung vào việc sử dụng vốn một cách hiệu quả và không phải lo lắng về việc trả lãi hàng năm. Trái phiếu trả một lần có rủi ro cao hơn trái phiếu khấu trừ dần, vì nhà phát hành phải trả một khoản nợ lớn vào ngày đáo hạn, thay vì các khoản thanh toán nhỏ hơn trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu.
Công thức định giá Trái phiếu trả một lần:
Giá trị hiện tại của Trái phiếu = Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán lãi + Giá trị hiện tại của Mệnh giá
Giá trị hiện tại của Trái phiếu = (Mệnh giá/(1+r)^p) + ∑Coupon/(1+r)^p
Trong đó:
- Coupon: Khoản lãi suất thanh toán định kỳ
- r: Lợi suất trái phiếu
- p = Kỳ thanh toán lãi
Ví dụ, A sở hữu một Trái phiếu trả một lần có mệnh giá là 100 triệu, lợi suất r = 5%, lãi suất coupon là 3%, trái phiếu trả lãi mỗi năm 2 lần trong vòng 5 năm.
Như vậy tổng kỳ thanh toán lãi của trái phiếu này sẽ là 10 (n = 10)
Giá trị hiện tại Trái phiếu trả một lần = (100/(1+5%)^5) + ∑(100*1.5%)/(1 + 2.5%)^10
Xem thêm:

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Áp lực thuế
25/04/25
Áp suất thị trường
24/04/25
Ảo tưởng lãi vốn
23/04/25
Áp lực bán
23/04/25
Ảnh hưởng thời gian giá trị tiền
23/04/25
Ảnh hưởng đòn bẩy tài chính
22/04/25
Áp dụng IFRS - IFRS Adoption
22/04/25
Ảnh hưởng chuyển giá
22/04/25
Ảo tưởng giàu có
22/04/25
Âm dòng tiền tự do
22/04/25
Ảnh hưởng kế toán
22/04/25
Ân hạn thuế
22/04/25
Ảo tưởng thị phần
22/04/25
Áp lực thoái vốn
22/04/25
Áp trần vốn vay
22/04/25
Áp lực tài chính
22/04/25
Ảo tưởng thanh khoản
21/04/25
Ấn chỉ tín dụng
21/04/25
Ân hạn nợ gốc
21/04/25
Ảnh hưởng tỷ giá
21/04/25
Ảnh hưởng thuế thu nhập hoãn lại
21/04/25
Ân hạn gốc và lãi
21/04/25
Áp trần lãi suất
21/04/25
Basel III
21/04/25