Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Các vấn đề của Apple tại Trung Quốc

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Đầu tư chứng khoán có rủi ro không? Apple đang đối mặt với một loạt khó khăn tại thị trường Trung Quốc. 

    - Tuy nhiên, với những lợi thế hiện tại, Trung Quốc vẫn thu hút được sự chú ý của thế giới.  

    Các vấn đề của Apple tại Trung Quốc

    - Trong tháng 9/2023, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm sử dụng iPhone đối với các quan chức chính phủ Trung Quốc.

    - Tâm lý nhà đầu tư của Apple bị ảnh hưởng và Apple đã mất 200 tỷ USD vốn hoá trong hai ngày sau khi lệnh cấm trên được công bố.

    - Các sản phẩm của Apple có thể bị bao gồm trong khoảng 66% mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị áp thuế quan của Mỹ lên tới 25%.

    - Apple đối mặt với áp lực từ chính phủ Trung Quốc trong việc xóa một số ứng dụng khỏi App Store của mình.

    - Doanh thu 74 tỷ USD của Apple tại Trung Quốc có rủi ro bị thu hẹp. Tương tự, công ty chip Micro của Mỹ cho rằng 50% tổng doanh thu của họ đến từ Trung Quốc đang có nguy cơ sụt giảm mạnh do trong tháng 5/2023, TQ đã cấm các công ty khai thác cơ sở hạ tầng thông tin của họ sử dụng chip nhớ do Micron sản xuất vì lo ngại về an ninh mạng.

    - Di chuyển dây chuyền sản xuất qua các nước khác nhưng gặp rào cản về lực lượng lao động kỹ năng thấp, chính sách mở rộng quy mô hạn chế phức tạp và hạn chế (không như ở Trung Quốc), hay cơ sở hạ tầng hay logistics chưa phát triển.  

    Trung Quốc quan trọng như thế nào đối với Apple?

    Apple gia nhập thị trường smartphone Trung Quốc năm 2010, doanh số của Apple tại Trung Quốc tăng hơn 20 lần trong vòng 5 năm, đạt đỉnh 58.7 tỷ USD vào năm 2015 trước khi giảm xuống 40.3 tỷ USD vào năm 2020, do ảnh hưởng từ Covid-19.

    Nhưng năm 2021 và 2022 tăng trưởng mạnh mẽ trở lại đạt lần lượt 68.4 tỷ USD và 74.2 tỷ USD, đều chiếm khoảng 19% tổng doanh thu toàn cầu của Apple.

    Hiện nay, hơn 95% iPhone, AirPods, Mac và iPad được sản xuất tại TQ. Chi phí sản xuất iPhone ở TQ thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ và các khu vực khác. Năm 2019, chi phí sản xuất ước tính của một chiếc iPhone 11 Pro Max là khoảng 490 USD, trong khi thiết bị này được bán với giá 1,099 USD.

    Nhiều đối tác sản xuất lớn của Apple đều có trụ sở chính tại Đài Loan nhưng có hoạt động chính và quan trọng ở Trung Quốc.

    Trong quý II/2023, số lượng iPhone được bán ở Trung Quốc (24%) nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Mỹ (21%).

    Quý III/2023, Apple chiếm 22.2% thị phần thương hiệu smartphone Trung Quốc, đứng thứ 2 sau Huawei với 23.2%. Apple gần như chiếm lĩnh toàn phân khúc smartphone có giá trên 600 USD tại Trung Quốc. 

    Những yếu tố chính thu hút các cty đa quốc gia tới Trung Quốc

    1. Trung Quốclà nơi tập trung của cả dây chuyền sản xuất từ nhà cung cấp linh kiện và nguyên liệu, nhà máy lắp ráp đến nhà cung cấp dịch vụ - tất cả đều ở quy mô lớn và bao gồm nhiều loại sản phẩm. Điều này cũng giúp nhiều ngành hưởng lợi từ chi phí thấp hơn. TQ chiếm 28.7% sản lượng sản xuất toàn cầu vào năm 2019, dẫn trước Hoa Kỳ tới hơn 10%.

    2. Quy mô sản xuất có thể được mở rộng một cách nhanh chóng, bởi Trung Quốc được quản lý bởi một bộ quy định duy nhất giữa các khu vực nên việc di dời nhà máy hoặc xây dựng trung tâm phân phối mới từ vùng này sang vùng khác trong nước này thường khá dễ dàng. Tổng giá trị gia tăng của lĩnh vực sản xuất TQ lên tới gần 6 nghìn tỷ USD vào năm 2022, đóng góp hơn 35% tổng sản lượng kinh tế của đất nước.

    3. Lực lượng lao động lành nghề và dễ thích ứng, có chuyên môn cao đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Năng suất lao động được cho là vẫn cực kỳ cao ngay cả khi chi phí lao động không còn thấp nữa.  

    Vấn đề nảy sinh từ đâu và như thế nào?

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc

    - 2018, cuộc chiến bắt đầu. Mỹ nhiều lần áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, và hiện mức thuế trung bình của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc là 19.3%, cao hơn gấp 5 lần so với trước khi cuộc chiến bắt đầu.

    - Mặt khác, Trung Quốc cũng áp đặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Mỹ là 21.1%, cao hơn khoảng 1.6 lần so với năm 2018.

    - Trong năm 2022, 6.6% trong tổng 2.72 nghìn tỷ hàng hoá nhập khẩu của TQ đến từ Mỹ trong khi tới 16.2% trong tổng 3.59 nghìn tỷ USD hàng xuất khẩu là đi tới Mỹ.

    - Việc đánh thuế lên hàng hoá xuất khẩu Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà bán lẻ tại Mỹ, trong đó có Apple, khiến họ phải chịu chi phí cao hơn và có thể tăng giá hàng bán để bù đắp.

    Một số lệnh cấm hay “trả đũa” nổi bật

    - Mỹ: Năm 2019, Mỹ đưa ra lệnh cấm bán và nhập khẩu thiết bị viễn thông mới từ Huawei Technologies và ZTE của TQ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Lệnh cấm này đã được gia hạn nhiều lần kể từ đó.

    - Mỹ: Tháng 11/2020, cựu Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm tất cả các nhà đầu tư của Hoa Kỳ đầu tư hoặc mua hàng từ các công ty TQ.

    - Mỹ: Năm 2022, Chính quyền Biden áp đặt các biện pháp hạn chế Trung Quốc tiếp cận một số chip bán dẫn nhất định được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng các công cụ của Hoa Kỳ, nhằm làm chậm những tiến bộ về công nghệ và quân sự của Bắc Kinh.

    -  Mỹ: Tháng 12/2022, Mỹ cấm TikTok trên tất cả các thiết bị thuộc sở hữu của chính phủ liên bang và áp đặt một số hạn chế do lo ngại về an ninh quốc gia và quyền sở hữu của nó thuộc về công ty ByteDance Trung Quốc.

    - Trung Quốc: Năm 2021, TQ hạn chế quân nhân và nhân viên của các công ty nhà nước chủ chốt sử dụng xe Tesla, với lý do lo ngại về dữ liệu và an ninh quốc gia.

    - Trung Quốc: Đầu tháng 9/2023, TQ đã cấm các quan chức chính phủ sử dụng iPhone tại nơi làm việc. Chỉ thị này là một phần trong chiến dịch của Bắc Kinh nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và thúc đẩy công nghệ cây nhà lá vườn của họ.

    Bối cảnh kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng

    Nhiều chính phủ đang tìm cách bảo tồn và phát triển năng lực sản xuất của đất nước mình, nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nước ngoài và khuyến khích sản xuất trong nước; nâng cao an ninh quốc gia và ổn định kinh tế; cũng như thúc đẩy đổi mới, nghiên cứu và sáng tạo. Tất cả làm phức tạp thêm các chiến lược tìm nguồn cung ứng toàn cầu.

    Ví dụ họ áp đặt các biện pháp như tăng thuế quan, hạn chế chuyển giao công nghệ và khuyến khích tài chính (tập trung vào các lĩnh vực được coi trọng về mặt chiến lược), thường nhắm tới hạn chế thương mại với một số quốc gia hay lĩnh vực ngoại quốc nhất định.

    Điều này khiến dòng chảy tự do trên toàn cầu của hàng hoá đang dần bị thu hẹp lại do các chính sách này.

    Ben Simpfendorfer, partner tại công ty tư vấn quản lý toàn cầu Oliver Wyman cho biết: “Chúng ta đã đi từ một thế giới tương đối biệt lập đến một thế giới được kết nối với nhau có vẻ liền mạch thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu tại Trung Quốc. Và hiện chúng ta đang bước vào giai đoạn tiếp theo của thương mại toàn cầu, nó không phải là sự đảo ngược hay phi toàn cầu hóa, mà chúng ta chỉ đơn giản nhận lấy sự phân mảnh của chuỗi cung ứng toàn cầu, với Trung Quốc là trung tâm của chuỗi đó.”

    Các quốc gia đang xem xét lại liệu rủi ro của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện có lớn hơn lợi ích hay không.  

    Không cần Mỹ, lĩnh vực công nghệ TQ vẫn “sống khoẻ”?

    Bắc Kinh từng làm rõ mong muốn TQ trở thành một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ mà không đánh mất lĩnh vực xuất khẩu sản xuất trọng yếu của mình.

    TQ hiện đang dẫn đầu về công nghệ, công nghiệp, mạng và ứng dụng 5G, và cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển 6G. Đến cuối năm 2022, TQ đã xây dựng 2.312 triệu trạm gốc 5G và có 561 triệu người dùng 5G, chiếm hơn 60% tổng số người dùng trên thế giới.

    Năm 2019, Mỹ đã cấm các công ty của mình bán phần mềm và thiết bị cho Huawei và hạn chế các nhà sản xuất chip quốc tế sử dụng công nghệ của Mỹ hợp tác với Huawei.

    Nhưng bất ngờ vào tháng 9/2023, Huawei ra mắt smartphone hàng đầu Mate 60 Pro. Việc này khiến Mỹ phải ngạc nhiên vì Mate 60 Pro có bộ xử lý 7 nanomet do Trung Quốc sản xuất - một con chip tiên tiến đến mức các chuyên gia không nghĩ rằng Huawei có khả năng chế tạo sau khi Mỹ cấm xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.

    Con chip này là do Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn Trung Quốc (SMIC) sản xuất – là một công ty thuộc sở hữu một phần bởi nhà nước TQ, và nằm trong danh sách hạn chế xuất khẩu do chính phủ Mỹ đưa ra vài năm trước.    

    Quản trị rủi ro trong chứng khoán - Mỹ hay Apple đối phó ra sao?

    Rời khỏi TQ hoàn toàn là điều không thể, nhưng đa dạng hoá chuỗi sản xuất ra những nước khác chính là phương án tối ưu.

    Theo Bloomberg, 9 trên 10 nhà cung ứng quan trọng nhất của Apple có thể đang chuẩn bị di chuyển quy mô lớn sang các quốc gia như Ấn Độ - tiềm năng trở thành “Trung Quốc thứ 2”. Nhưng để di chuyển chỉ 10% công suất của Apple ra khỏi TQ có thể mất đến 8 năm.

    Ngoài Apple, còn nhiều công ty Mỹ trong S&P500 có phần lớn doanh thu đến từ thị trường TQ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điển hình như Qualcomm có hơn 60% tổng doanh thu đến từ TQ, Monolithic Power có hơn 52%, hay Texas Instruments cũng có gần 49% doanh thu đến từ TQ. Việc di chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là điều dễ nói hơn là làm, nhưng một số nước Đông Nam Á xuất hiện như lựa chọn thay thế nổi bật, như Ấn Độ, Indonesia hay Việt Nam. Hay gần hơn với Mỹ là có Mexico. 4 tháng đầu năm 2023, Mexico đã thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với tổng thương mại song phương đạt khoảng 260 tỷ USD. Còn nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong 20 năm. Tổng thương mại hàng hóa sản xuất giữa Trung Quốc và Mỹ đạt gần 180 tỷ USD, trong từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2023. Tại Việt Nam, Apple đã hoàn tất việc di dời 11 cơ sở sản xuất AirPods sang VN, và dự kiến đến 2025, Việt Nam sẽ sản xuất 65% tổng sản lượng sản phẩm này. Hiện Việt Nam cũng đang sản xuất Apple watch và iPad cho Apple. Apple đang chuyển dây chuyền sản xuất MacBook từ TQ sang VN với sự hỗ trợ của Foxconn, xây dựng nhà máy mới tại VN, và bắt đầu sản xuất trong năm 2023. Tuy chi phí lao động rẻ và các chính sách thâm nhập thị trường ở VN thuận lợi hơn so với TQ, nhưng tình trạng thiếu lao động có tay nghề và các vấn đề về đảm bảo chất lượng vẫn là những rào cản.



    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán