Điểm nhấn chính:
-Cổ phiếu Mid-cap là nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô vốn hóa vừa,từ 1,000 tỷ đến 10,000 tỷ đồng. Đây là kiến thức cơ bản về cổ phiếu cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
- Mức quy mô vốn hóa của cổ phiếu Mid-cap này không xác định và có thể thay đổi theo qui mô thị trường.
- Tại Việt Nam, chỉ số đại diện cho nhóm này là VN Midcap, bao gồm rổ 70 cổ phiếu Mid-cap.
Kiến thức cơ bản về cổ phiếu: Cổ phiếu Mid-cap là gì?
Cổ phiếu Mid-cap, còn gọi là cổ phiếu vốn hóa trung bình hay cổ phiếu vốn hóa vừa. Đây là nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô vốn hóa thị trường từ 1,000 tỷ đến 10,000 tỷ đồng.
Cổ phiếu Mid-cap được xếp vào giữa cổ phiếu Blue-chip (gồm các công ty có vốn hóa thị trường lớn trên 10,000 tỷ đồng) và cổ phiếu Penny (gồm các công ty có vốn hóa thị trường nhỏ từ dưới 1,000 tỷ đồng). Khái niệm về vốn hóa, cổ phiếu big-cap, mid-cap, penny là các kiến thức cơ bản về cổ phiếu nhà đâu tư cần nắm khi tham gia thị trường chứng khoán.
Kiến thức cơ bản về cổ phiếu: Điểm mạnh của cổ phiếu Mid-cap
Thanh khoản
cao
So với một số cổ phiếu Bluechip thì nhóm Midcaps thường có định giá rẻ hơn và số lượng cổ phiếu Midcap trên thị trường tương đối lớn. Nguyên nhân là do nhóm cổ phiếu này đang trong giai đoạn tăng trưởng nên thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ, mang lại khối lượng giao dịch khổng lồ. Điều này góp phần giúp cho tính thanh khoản của cổ phiếu Mid-cap tương đối cao, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán mà không gặp nhiều khó khăn.
Tiềm năng tăng trưởng cao
Tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp vốn hóa trung bình khá khả quan do quy mô đang ở mức vừa phải và dễ phục hồi mạnh khi thị trường trong xu hướng tăng. Và vì đang trong giai đoạn tăng trưởng (sau giai đoạn đầu khởi sự) nên các công ty loại này được cho là có tiềm năng tăng giá lớn và đem lại lợi nhuận cao trong trung và dài hạn.
Đối với nhà đầu tư giá trị, một công ty Mid-cap thường khá thu hút vì nó đang ở giữa đường cong tăng trưởng, có tốc độ tăng trưởng cao và có các chỉ số cơ bản khá hấp dẫn. Các lợi thế tăng trưởng mà nhà đầu tư có thể cân nhắc như, khi lãi suất thấp và vốn rẻ, tiềm năng của các doanh nghiệp này nhìn chung ổn định. Những công ty Mid-cap có thể nhận được tín dụng cần thiết để phát triển và hoạt động tốt trong giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh doanh.
Trong thời kỳ kinh tế biến động, các công ty Mid-cap có rủi ro cao hơn so với công ty vốn hóa lớn. Đổi lại, nếu chấp nhận được rủi ro này tại một mức độ nhất định, nhà đầu tư sẽ nhận được mức lợi nhuận đầu tư xứng đáng.
Cân bằng rủi ro cho rổ cổ phiếu đa dạng hóa
Một số nhà đầu tư coi việc mua cổ phiếu Mid-cap là một cách để đa dạng hóa rủi ro. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ có tiềm năng tăng trưởng cao nhất nhưng sự tăng trưởng đó cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao nhất. Các cổ phiếu vốn hóa lớn mang lại sự ổn định song triển vọng tăng trưởng lại thấp hơn. Cổ phiếu vốn hóa trung bình là sự kết hợp của cả hai, mang lại sự cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định.
Không ai có thể dự đoán chính xác khi nào thị trường sẽ ưu ái cho một loại cổ phiếu nào, cho dù đó là công ty có vốn hóa lớn (Bluechip), trung bình (Midcap) hay nhỏ (Penny). Vì vậy, hầu hết các cố vấn tài chính đều cho rằng chìa khóa để giảm thiểu rủi ro là đa dạng hóa danh mục đầu tư, kết hợp giữa các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, vừa và lớn.
Kiến thức cơ bản về cổ phiếu: Rủi ro của cổ phiếu Mid-cap
Mặc dù được cho là mang lại ít rủi ro hơn cổ phiếu Penny, nhưng cổ phiếu Mid-cap lại có nhiều rủi ro và có nhiều biến động cao hơn so với các cổ phiếu Bluechip, khiến chúng ít phù hợp với nhà đầu tư e ngại rủi ro.
Hơn nữa, đa phần các nhà phân tích sẽ tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn. Do vậy, các công ty Mid-cap thường ít nhận được sự quan tâm hơn, khiến việc tiếp cận và cập nhật thông tin toàn diện trở nên khó khăn cho nhà đầu tư, đặc biệt là người mới tham gia vào thị trường.
Thêm vào đó, các công ty Midcap thường có động thái giá khó dự đoán hơn so với các công ty có vốn hóa lớn, vì các công ty này thường đang trong giai đoạn phát triển và có khả năng tăng trưởng cao. Và một khi cổ phiếu Midcap có tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), tăng trưởng doanh thu kép, và tăng trưởng lợi nhuận thì giá cổ phiếu sẽ tăng theo, khi đó vốn hóa công ty sẽ tăng và cổ phiếu đó sẽ trở thành cổ phiếu Bluechip có vốn hóa lớn nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
Kiến thức cơ bản về cổ phiếu: Đầu tư cổ phiếu Mid-cap tại Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm cổ phiếu mid-cap chiếm khoảng 30% tổng số lượng cổ phiếu trên thị trường. Theo đó, nhà đầu tư, sau khi đã tích lũy kiến thức cơ bản về cổ phiếu, có thể bắt đầu mua cổ phiếu của một công ty Mid-cap hoặc đầu tư vào quỹ chỉ số. Tại Việt Nam, chỉ số đại diện cho nhóm các cổ phiếu có vốn hóa trung bình là chỉ số VN-MID. Chỉ số này chứa 70 cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn hóa trung bình, được Sở Giao dịchchứng khoán TP.HCM (HOSE) chọn ra để đánh giá thị trường. Để xem danh sách các công ty nằm trong rổ chỉ số này, bạn có thể truy cập vào website của HOSE để tham khảo hoặc nhấp vào đường dẫn sau. Một số mã cổ phiếu Mid-cap có thể kể đến là:
Mã chứng khoán | Tên công ty | Vốn điều lệ |
HSG | CTCP Tập đoàn Hoa Sen | 6,159 tỷ đồng |
HCM | CTCP Chứng khoán TP.HCM | 4,580 tỷ đồng |
DBC | CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam | 2,420 tỷ đồng |
VHC | CTCP Vĩnh Hoàn | 1,833 tỷ đồng |
FRT | CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT | 1,362 tỷ đồng |
Nguồn: HSX
Xét về hiệu suất đầu tư trong giai đoạn thị trường tăng điểm mạnh (tháng 03/2020 đến tháng 01/2022), chỉ số VNIndex đã tăng từ khoảng 660 điểm lên 1,470 điểm (tương ứng tăng 123%). Trong khi đó, trong cùng khoảng thời gian này, nhóm Mid-cap đạt hiệu suất lợi nhuận cao hơn, khi chỉ số VNMidcap tăng từ 648 điểm lên khoảng 2,000 điểm (tương ứng tăng 209%).
Nguồn: Investing.com
Nhìn chung, cổ phiếu Mid-cap sẽ tạo ấn tượng tốt về tiềm năng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn thị trường chung trong xu hướng tăng. Tuy vậy, không phải lúc nào đầu tư cổ phiếu Mid-cap cũng đem lại lợi nhuận đầu tư hiệu quả.
Một trong những kiến thức cơ bản về cổ phiếu là dù đầu tư cổ phiếu Midcap hay bất kỳ loại cổ phiếu nào đi chăng nữa, bạn cũng
cần phải tìm hiểu, phân tích các yếu tố tài chính cơ bản của công ty để đưa ra
quyết định đầu tư đúng đắn, tránh phân bổ tiền cho các cổ phiếu quá rủi ro làm
ảnh hưởng đến hiệu suất chung của danh mục.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.