Đánh giá cổ phiếu bán lẻ
19/05/23
Vậy là chúng ta đã hiểu khái quát về cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ trong phần Giới thiệu về cổ phiếu ngành bán lẻ. Trong bài này, hãy cùng Tititada tìm hiểu thêm về cách xem xét và đánh giá cổ phiếu bán lẻ nhé!
Việc tìm kiếm các công ty bán lẻ chất lượng cao đòi hỏi phải xem xét một số khía cạnh chính trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau để có thể xác định các nhà bán lẻ hàng đầu trong ngành.
Các công ty bán lẻ hàng đầu luôn cố gắng kích thích tăng trưởng doanh thu từ các sản phẩm họ cung cấp.
Các nhà bán lẻ có thể tăng doanh số bán hàng bằng cách mở rộng hệ thống cửa hàng ở các địa điểm mới và tăng doanh số bán hàng tại các cửa hàng hiện tại của họ.
Doanh số bán hàng trực tuyến hoặc tại hệ thống các cửa hàng được xem là chỉ số quan trọng giúp đánh giá mức tăng trưởng doanh thu, đối với các cửa hàng bán lẻ đã có hoạt động ít nhất một năm.
Một vài nhà bán lẻ tạo ra doanh thu nhưng vẫn không có lãi.
Hầu hết các nhà bán lẻ có thể giảm giá bán sản phẩm hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi để thuyết phục mọi người mua nhiều hơn, nhưng nếu giá của họ quá thấp, phần lợi nhuận họ thu được từ mỗi sản phẩm sẽ giảm.
Các công ty bán lẻ hàng đầu có những khách hàng trung thành, những người sẵn sàng trả một mức giá cao hơn, nhờ đó họ có thể giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.
Nhiều hoạt động kinh doanh bán lẻ được triển khai theo mùa, thường là trong dịp lễ tết. Doanh số bán hàng tăng mạnh vào dịp lễ có thể bù đắp cho tình trạng kinh doanh kém vào các thời điểm khác trong năm.
Xem xét xu hướng bán hàng có thể cho thấy năng suất hoạt động của một doanh nghiệp bán lẻ theo từng thời điểm, và liệu công ty đó có vượt trội hơn so với đối thủ của họ.
Ngoài số lượng cửa hàng, bạn cần chú ý đến việc nắm giữ bất động sản của họ. Các nhà bán lẻ duy trì mạng lưới cửa hàng theo hình thức bán hàng truyền thống có thể nắm nhiều bất động sản và các tài sản này có thể góp phần rất lớn trong tổng giá trị tài sản của công ty.
Bạn có thể đánh giá mức độ hiệu quả một công ty bán lẻ sử dụng mặt bằng của mình, thông qua các chỉ số như doanh thu/m2 cho biết lợi nhuận mà công ty thu được từ không gian mà họ sở hữu để bán sản phẩm của mình.
Ngày nay, nhiều công ty đã triển khai kết hợp việc bán hàng trên cả sàn thương mại điện tử và tại các cửa hàng truyền thống.
Khi thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến, doanh số bán hàng trực tuyến của nhiều nhà bán lẻ có dấu hiệu tăng trưởng nhanh hơn và chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng doanh số bán hàng của họ. Do đó, cần phân tích tỉ trọng cũng như tiềm năng tăng trưởng của thương mai điện tử trong tổng doanh thu để phản ánh đúng doanh thu và cơ cấu chi phí của công ty.
Bạn nên tìm hiểu các khoản tiền mặt và khoản nợ đang nắm giữ trên bảng cân đối kế toán của công ty bán lẻ.
Đại dịch Covid–19 đã khiến doanh số bán hàng giảm mạnh và gây tổn thất cho phần lớn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp có tình hình tài chính kém từ trước đó.
Hiệu quả đầu tư vào ngành bán lẻ có thể bị tác động bởi nhiều rủi ro mang tính hệ thống và đặc thù.
1. Rui ro từ Suy thoái kinh tế: khiến cho nhiều công ty phải sa thải công nhân, cắt giảm ngân sách và lương, thưởng. Các khoản chi tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ có xu hướng chậm lại, thậm chí giảm.Điều này sẽ tác động tiêu cực ngay lập tức đến ngành bán lẻ.
Tuy vậy, lĩnh vực bán lẻ liên quan đến nhu yếu phẩm như thực phẩm và quần áo, thường sẽ không bị tác động đáng kể.
2. Rủi ro pháp luật:
Các quy định của chính phủ hay luật thương mại quốc tế có thể trở thành rủi ro tiềm ẩn.
Vì nhiều nhà bán lẻ có nguồn lao động được trả lương theo giờ gần với mức lương tối thiểu theo quy định đưa ra, nên khi mức lương tối thiểu tăng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lời trong lĩnh vực bán lẻ.
3. Rui ro từ cạnh tranh
Canh tranh cao trong lĩnh vực bán lẻ là một rủi ro lớn khác mà bạn nên xem xét. Do sự phát triển của thương mại điện tử, việc bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ không nhất thiết phải có một cửa hàng truyền thống.
Trên thực tế, có rất nhiều công ty bán lẻ có bề dày cả 100 năm trên thế giới đã phá sản do bị cạnh tranh bởi thương mại điện tử và công ty không có những chiến lược kịp thời để thích nghi với sự thay đổi.
Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm được cung cấp qua Internet và có dịch vụ giao hàng tận nơi.
Một số nhà bán lẻ còn chậm chạp trong việc chuyển đổi số và tận dụng các phương thức kinh doanh trực tuyến, có thể khiến doanh số bán hàng và lợi nhuận của mình bị ảnh hưởng đáng kể.
4. Gián đoạn chuỗi cung ứng:
Việc gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc thất bại trong việc ổn định giá cả và đa dạng hóa sản phẩm cũng là một rủi ro quan trọng.
Ví dụ, trong đại dịch Covid-19, có rất nhiều chuỗi cung ứng bị đựt gãy và làm gián đoạn nguồn cung hàng tới cho nhiều nhà bán lẻ, hoặc khi có các cuộc đình công của người lao động tại hay một chiếc tàu chở hàng lớn bị mắc kẹt dẫn dến hàng hóa không kịp thời về cửa hàngtừ đó tác động tiêu cực đến doanh số bán hàng của họ.
Vậy là bạn đã làm quen với cổ phiếu thuộc nhóm ngành Bán lẻ và những điều cần xem xét khi đưa ra quyết định đầu tư vào nhóm ngành này.
Sau đây là những gì Tititada đã mang đến cho bạn trong phần này
- Cách xác định các cổ phiếu bán lẻ tốt nhất
- Rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu bán lẻ
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.