Điểm nhấn chính:
- Có năm bước trong đâu tư bao gồm (i) đánh giá mức độ chấp nhận rui ro (ii) chọn lựa chứng khoán, tài sản tốt để đầu tư (ii) phân bổ tỉ trọng, giá trị của từng tài sản (iv) theo dõi đánh giá khoản đầu tư (v) tái cân bằng danh mục đầu tư.
- Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Trong năm bước đầu tư, bước đầu tiên là rất quan trọng đối với hành trình đầu tư và thường bị bỏ qua.
Bước 1: Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của bạn
Thận Trọng? Cân bằng? Chấp nhận rủi ro cao? Cách tiếp cận nào phù hợp với bạn?
Thực hiện bước đầu tiên đúng là rất quan trọng đối với hành trình đầu tư của bạn. Trong năm bước đầu tư, bước đầu tiên là đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của bạn, và từ đó chọn cách phân bổ tỷ trọng của từng loại tài sản cho phù hợp nhất với bản thân bạn. Phần lớn nhà đầu tư trên thị trường đều bỏ qua bước này và đi trực tiếp vào việc chọn cổ phiếu và đầu tư.
Mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau đối với việc đầu tư. Một số sẽ không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro hoặc chịu thua lỗ nào, do đó họ không chọn các khoản đầu tư có kỳ vọng mức sinh lợi nhuận cao gắn liền với mức độ rủi ro cao. Một số khác sẵn sàng chấp nhận một phần rủi ro nhưng cũng hạn chế những biến động quá lớn. Một số sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi nhuận cao hơn mặt bằng chung của thị trường.
Làm thế nào để đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của một người? Hãy dựa vào vào thời gian đầu tư, tình hình tài chính của bạn. Nói một cách đơn giản, thời gian đầu tư của bạn càng dài, rủi ro bạn có thể chấp nhận càng cao vì bạn có đủ thời gian để kéo dài một chu kỳ của các khoản đầu tư của mình, điều này giúp giảm thiểu các biến động ngắn hạn. Ví dụ, một người trẻ mới bắt đầu đi làm và còn rất lâu mới nghỉ hưu, có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Ngược lại, thời gian đầu tư càng ngắn thì mức độ chấp nhận rủi ro càng thấp. Giả sử bạn sẽ nghỉ hưu vào năm tới và không có bất kỳ khoản thu nhập thường xuyên nào, bạn sẽ không có đủ thời gian để kiếm lại tiền nếu các khoản đầu tư của bạn đột ngột suy giảm. Bên cạnh đó, khả năng chấp nhận rủi ro của bạn còn phụ thuộc vào năng lực tài chính và mục tiêu cuộc sống của bạn. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có cần dành ngân quỹ cho việc học của con mình không? Bạn định mua một căn nhà trong tương lai gần? Những yếu tố này sẽ có tác động đến dòng tiền của bạn. Ngoài ra, tất cả chúng ta cần phải dự trữ một khoản tiền mặt để đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Khi mức độ chấp nhận rui ro thấp, bạn cần đầu tư các tài sản an toàn, bao gồm gửi tiết kiệm, hoặc nếu có đầu tư cổ phiếu, cũng chỉ nên chọn các cổ phiếu blue-chip thanh khoản cao và có tình hình tài chính lạnh mạnh, it chĩu rui ro của biến động thị trường.
Bước 2: Chọn cổ phiếu tốt, tài sản tốt để đầu tư, từ hiểu biết cơ bản về chứng khoán
Cân bằng rủi ro và lợi nhuận là chìa khóa để đầu tư dài hạn.
Chúng ta đều mong muốn có một tài sản vừa có lợi nhuận cao và lại không có rủi ro hoặc rui ro rất thấp. Không có loại tài sản như vậy, thường tài sản có mức sinh lợi cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Thị trường luôn có biến động lên xuống hàng ngày, và bản chất nền kinh tế cũng theo chu kỳ kinh tế. Ngay cả khi bạn đã có hiểu biết cơ bản về chứng khoán và thâm chí bạn là chuyên gia đầu tư cũng khó dự đoán được khả năng sinh lời của tất cả các loại tài sản, giống như chuyên gia thời tiết cũng không dự đoán được chính xác tuyệt đối khi nào nắng khi nào mưa.
Dựa trên dữ liệu quá khứ, cùng một loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu có thể có hiệu suất đầu tư khác nhau đáng kể trong các chu kỳ kinh tế khác nhau. Tài sản có hiệu suất tốt nhất trong năm 2017 có thể trở thành tài sản có hiệu suất tồi tệ nhất trong năm 2018. Điều đó cho thấy không có một tài sản cụ thể nào có mức sinh lời luôn luôn cao nhất.
Do đó, các nhà đầu tư nên tránh bỏ tất cả trứng vào một giỏ hay phân bổ tài sản của mình chỉ vào một loại tài sản, một ngành nghề, hay một công ty duy nhất. Các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư và nắm bắt cơ hội đầu tư vào các loại tài sản, các ngành nghề khác nhau, vào các thời điểm khác nhau để có lợi nhuận ổn định hơn trong trung và dài hạn.
Để đa dạng hóa, danh mục đầu tư nên bao gồm các lớp tài sản bổ sung lẫn nhau, tức là có xu hướng biến động khác nhau với cùng một điều kiện vĩ mô. Nói một cách khác, có một số yếu tố tiêu cực trên thị trường có thể khiến một tài sản giảm giá mạnh, nhưng lại không ảnh hưởng đến những tài sản khác khác trong danh mục, và vì vậy, danh mục của bạn vẫn có thể tăng trưởng tốt, và đây cũng là lợi ích của đa dạng hóa đầu tư.
Bước 3: Lên kế hoạch phân bổ tỉ trọng các tài sản
Đạt được mục tiêu đầu tư của bạn với cách tiếp cận phù hợp.
Khi bạn đã xác định được mục tiêu đầu tư của mình, bạn có thể dùng tiền mặt của mình mua các loại tài sản khác nhau và xây dựng danh mục đầu tư dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Ý nghĩa của phân bổ tài sản là đầu tư vào nhiều lớp tài sản khách nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, và các công cụ đầu tư khác để tân dụng lợi ích của đa dạng hóa đầu tư. Vì các loại tài sản khác nhau đi kèm với tỷ suất lợi nhuận và rủi ro khác nhau, nên việc phân bổ tài sản không bao giờ là dễ dàng. Nói chung, một loại tài sản có tiềm năng lợi nhuận cao thì rủi ro mà nó mang theo có xu hướng càng cao.
Những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn, trong khi những nhà đầu tư muốn tránh sự biến động lớn có xu hướng đầu tư trái phiếu hoặc tiết kiêm, hoặc một danh muc đầu tư cân bằng trong đó tỉ lệ phân bổ vào cổ phiếu tương đối thấp. Đối với các nhà đầu tư thận trọng, quỹ trái phiếu là một lựa chọn tốt vì rủi ro tương đối thấp.
Ngay cả khi nếu danh mục của bạn chỉ có một loại tài sản như cổ phiếu, thì nguyên tắc đa dạng hóa vẫn áp dụng, theo đó, bạn sẽ chọn các cổ phiếu thuộc các ngành nghề khác nhau. Các công ty thuộc ngành nghề khác nhau, sẽ có kết quả hoạt đông khác nhau trong các chu kỳ kinh tế.
Bước 4: Đánh giá hiệu quả đầu tư định kỳ
Đầu tư cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nói chung, thị trường thay đổi theo thời gian. Các tình huống kinh tế vĩ mô và các sự kiện tài chính có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường trong ngắn hạn. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả ngành cũng sẽ thay đổi, khung pháp lý thay đổi, công nghệ thay đổi, thói quen tiêu dùng thay đổi. Khi môi trường kinh tế và điều kiện thị trường thay đổi, những doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt có thể trở thành kẻ tụt hậu và ngược lại.
Ví dụ trước đây chợ truyền thống là kênh bán hàng chủ yếu, cách đây 5 năm, siêu thị trở thành kênh đươc ưa chuộng, và sau Covid-19 thì thương mai điện tử đang thay đổi thói quen tiêu dùng.
Ví dụ, các ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới điều chỉnh chính sách tiền tệ của họ theo thời gian. Sự thay đổi lãi suất thông qua phát hành trái phiếu chính phủ sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, cũng như bất động sản ở mức độ khác nhau. Trong Covid-19 khi chính phủ bơm thêm tiền vào nên kinh tế, thì các loại cổ phiếu, tiền điện tử đều tăng giá mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc bơm thêm tiền vào nền kinh tể thường theo sau là lạm phát và khi chính phủ tăng lã suất để kiềm chế lạm phát, thì thị trường chứng khoán giảm mạnh.
Do đó, theo thời gian, điều quan trọng là phải thường xuyên đánh giá hiệu suất đầu tư của danh mục đầu tư so với mục tiêu đầu tư của bạn. Nếu bạn đang đầu tư thông qua các quỹ được quản lý chuyên nghiệp, bạn nên chú ý lợi nhuận tuyệt đối, cũng như cần so sánh với kết quả của các quỹ khác và thị trường chung. Ví dụ nếu bạn đầu tư vào một quỹ niêm yết sinh lời 12% trong môt năm trong khi thị trường chứng khoán tăng 20% và các quỹ khác trên thị trường tăng trưởng giao động mức 15-30% thì khả năng quỹ hoạt động không hiệu quả. Đương nhiên, để xem hoạt động của một quỹ cũng cần thời gian dài hơn, vì các chiến lược dài hạn sẽ cần thơi gian lâu hơn để thấy hiệu quả.
Cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe, chỉ thông qua các đánh giá thường xuyên, định kỳ mới có thể biết được tình trạng của một danh mục đầu tư và liệu nó có đang đi đúng hướng để đáp ứng kỳ vọng hay không.
Bước 5: Cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn
Đừng quên luôn duy trì tỷ trọng việc phân bổ tài sản của bạn. Rất nhiều người hiểu được tầm quan trọng của việc phân bổ tài sản. Tuy nhiên, nhiều người không duy trì được tỷ trọng phân bổ của họ một cách bền bỉ, và do đó không thể thực hiện được các mục tiêu dài hạn của họ.
Tỷ trọng của các tài sản khác nhau trong danh mục đầu tư thay đổi theo thời gian khi giá của chúng có xu hướng thay đổi theo sự thay đổi của thị trường. Ví dụ, trong thời kỳ thị trường tăng giá, giá cổ phiếu sẽ tự nhiên tăng lên trong khi giá của các loại tài sản khác có thể ổn định hoặc thậm chí giảm xuống. Điều đó sẽ làm tỷ trọng của cổ phiếu trong danh mục tăng cao, đồng thời làm tăng rui ro của danh mục và gây ra sai lệch so với chiến lược đầu tư ban đầu.
Thị trường chứng khoán đầy tiềm năng nhưng cũng cần có hiểu biết cơ bản về chứng khoán trước khi tham gia thị trường.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.