Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Bảo hiểm 101 - Bảo vệ chính bạn và gia đình mình

Nội dung

    Bảo hiểm là một hợp đồng trong đó bên mua bảo hiểm trả một mức phí cho công ty bảo hiểm để nhận được sự bảo vệ tài chính hoặc bồi hoàn trước những tổn thất khi một sự việc xảy ra. Công ty bảo hiểm phân chia rủi ro của khách hàng và thực hiện các khoản thanh toán hợp lý hơn cho người được bảo hiểm.

    Có nhiều loại bảo hiểm như bảo hiểm xe, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ngôi nhà của họ, hoặc thậm chí là tính mạng của họ. Bảo hiểm sẽ giúp bạn ngủ ngon vào mỗi đêm khi biết rằng, dù có chuyện gì xảy ra, gia đình của bạn vẫn sẽ được bảo vệ, nhất là về mặt tài chính. Nhưng suy cho cùng bạn thực sự cần số tiền bảo hiểm là bao nhiêu? Bao nhiêu bảo hiểm mới là đủ? Và bao nhiêu là quá nhiều? Thực sự không có câu trả lời dễ dàng, nhưng có những quy tắc chung mà bạn có thể tuân theo. Những quy tắc đó là gì sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại bảo hiểm mà bạn tham gia.

    Dưới đây là ba loại bảo hiểm cá nhân chính để xem xét số tiền bảo hiểm mà bạn cần.

    Bảo hiểm nhân thọ

    Bảo hiểm nhân thọ là một thỏa thuận giữa bạn và công ty bảo hiểm; bạn đồng ý đóng phí bảo hiểm và đổi lại, công ty đồng ý trả một số tiền cụ thể cho người thụ hưởng của bạn, điển hình là gia đình bạn, khi bạn qua đời. Bạn có thể yên tâm khi biết rằng những người thân yêu của mình sẽ có thêm nguồn lực nếu điều gì đó xảy ra với bạn.

    "Tôi cần bao nhiêu bảo hiểm nhân thọ?" thực sự có nghĩa là "Trợ cấp tử vong lớn đến mức nào?"

    Cho dù bạn chọn mua loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nào, bạn cũng sẽ muốn một khoản trợ cấp tử vong đủ lớn để trang trải các hóa đơn và chi phí mà bạn sẽ không thể giúp đỡ gia đình mình được nếu như bạn qua đời. Đồng thời, nếu bạn càng có nhiều người phụ thuộc, và họ càng trẻ, thì bạn càng có thể phải cần nhiều bảo hiểm nhân thọ hơn.

    Hãy đảm bảo trợ cấp từ gói bảo hiểm nhân thọ của bạn cân nhắc đến những thứ như sau:

    - Thay thế thu nhập từ công việc của bạn

    - Chi trả các khoản thế chấp và vay nợ

    - Tiết kiệm cho việc đại học của con cái

    - Chi phí chăm sóc trẻ em, hoặc các nghĩa vụ khác của gia đình

    - Chi phí tang lễ

    Những cách đơn giản để xác định bạn cần bao nhiêu bảo hiểm:

    1. Giá trị đời sống con người (Human life value)

    Giá trị đời sống con người được dựa trên giá trị thu nhập trong tương lai của bạn. Cách đơn giản để ước tính điều này là lấy 30x thu nhập của bạn trong độ tuổi từ 18 đến 40; 20x thu nhập trong độ tuổi 41-50; 15x thu nhập trong độ tuổi 51-60; và 10x thu nhập trong độ tuổi 61-65. Sau 65 tuổi, bảo hiểm sẽ dựa trên tổng giá trị ròng thay vì thu nhập.

    2. Nhân thu nhập của bạn với 10 và cộng thêm tiền đại học của con cái

    Cách tiếp cận này đơn giản hơn một chút nhưng vẫn giúp bạn lập kế hoạch cho các cơ hội, mục tiêu khác như học phí đại học cho con bạn. Bạn nên tính, bổ sung bao nhiêu cho mỗi đứa trẻ? Học đại học không hề rẻ, vì vậy, bạn nên tính khoảng từ 50 – 70 triệu đồng cho mỗi người con. Cộng số tiền này với 10x thu nhập của bạn để ước tính số tiền trợ cấp mà bạn cần ở một gói bảo hiểm.

    3. Sử dụng phương pháp DIME (Debt, income, mortgage, education)

    Phương pháp này xem xét các chi phí trong tương lai ngoài thu nhập trong tương lai. DIME là viết tắt của Nợ, Thu nhập, Thế chấp và Giáo dục, bốn yếu tố quan trọng cần xem xét khi ước tính chi tiết nhu cầu bảo hiểm nhân thọ của bạn:

    - Nợ là tổng tất cả các khoản nợ của bạn ngoài khoản thế chấp của bạn, như khoản vay mua xe hơi, thẻ tín dụng, các khoản vay sinh viên, thậm chí là các nghĩa vụ cá nhân như tiền mà bạn có thể đã vay từ anh chị em hoặc bạn bè.

    - Thu nhập là số tiền bạn kiếm được trong một năm. Hãy xem xét gia đình bạn sẽ cần đến/dựa vào số tiền đó trong bao nhiêu năm?

    - Thanh toán thế chấp là một khoản vay lớn dài hạn và bạn cần thêm khoản này vào khi cân nhắc đến gói bảo hiểm mình sẽ chọn.

    - Giáo dục là một khoản lớn trong tương lai; bạn cần ước tính chi phí đại học cho mỗi đứa con của bạn, để mức trợ cấp từ bảo hiểm có thể phản ánh và giúp bạn chẳng may bạn xảy ra chuyện gì.

    Có hai loại bảo hiểm nhân thọ cơ bản là bảo hiểm vĩnh viễn (hay bảo hiểm trọn đời) và bảo hiểm có thời hạn.

    Với chính sách nhân thọ có thời hạn, bạn phải trả một khoản phí bảo hiểm cụ thể cho một thời hạn xác định, giả sử là 10 năm hay 20 năm. Nếu bạn qua đời trong thời gian đó, quyền lợi tử vong sẽ được trả cho những người thụ hưởng của bạn, nhưng khi thời hạn kết thúc, bạn cần phải mua một gói mới hoặc gia hạn hoặc cũng có thể chọn không tiếp tục.

    Đối với chính sách nhân thọ vĩnh viễn, giống như các hợp đồng trọn đời, được thiết kế để kéo dài suốt cả cuộc đời của bạn. Theo thời gian, một phần phí bảo hiểm của bạn có thể xây dựng lên một khoản “giá trị tiền mặt” cho chính sách của bạn. Giá trị tiền mặt đó cung cấp cho bạn các lựa chọn như là bạn có thể sử dụng nó để trả phí bảo hiểm sau này, khi bạn nghỉ hưu, vay và rút tiền từ khoản đó, hoặc bạn cũng có thể chọn từ bỏ chính sách sau khi những người thụ hưởng của bạn không còn cần nó nữa, để bạn có thể nhận lại được khoản giá trị tiền mặt đó và bổ sung vào nguồn thu nhập của mình.

    Nói tóm lại, phí bảo hiểm nhân thọ thường sẽ cao hơn đối với bảo hiểm vĩnh viễn so với bảo hiểm có thời hạn, bởi vì các chính sách vĩnh viễn cung cấp nhiều quyền lợi hơn và lâu dài hơn.

    Bảo hiểm phi nhân thọ

    Bảo hiểm phi nhân thọ được định nghĩa là loại hình bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất do một sự kiện tài chính cụ thể gây ra. Bảo hiểm phi nhân thọ còn được gọi là bảo hiểm tổng hợp, bảo hiểm tài sản hoặc bảo hiểm thương vong; nó là bất kỳ loại bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm nhân thọ. Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm con người, trách nhiệm pháp lý và tài sản. Những bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm sức khoẻ) phổ biến nhất ở Việt Nam là:

    1. Bảo hiểm xe cơ giới

    Hiện nay, bảo hiểm xe cơ giới là một trong các loại bảo hiểm nên mua. Nếu bạn gặp rủi ro tai nạn thì bảo hiểm xe cơ giới sẽ bồi thường cho người lái xe, chiếc xe và thậm chí là hàng hóa có trên xe.

    Ngoài bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc, bạn có thể mua thêm một số bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe hay bảo hiểm thiệt hại vật chất xe,... Những bảo hiểm tự nguyện này thường cung cấp mức quyền lợi và bồi thường cạnh tranh hơn nhiều so với loại bảo hiểm bắt buộc.

    2. Bảo hiểm trợ cấp mất giảm thu nhập

    Người tham gia bảo hiểm bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động trong thời hạn của bảo hiểm này sẽ được bên công ty bảo hiểm trợ cấp cho một khoản thu nhập, giúp thay thế phần thu nhập hàng tháng mà bạn đã bị mất đi. Nếu bạn đang phụ thuộc vào thu nhập của một công việc cố định thì bạn nên đầu tư gói bảo hiểm này.

    3. Bảo hiểm nhà ở

    Khi bạn sở hữu một căn nhà cho riêng mình thì việc đầu tư bảo hiểm nhà ở là điều cần thiết vì nó sẽ giúp bạn bảo vệ tất cả những thứ liên quan đến ngôi nhà của mình. Bạn cũng nên cân nhắc mua gói bảo hiểm nhà ở có bao gồm các rủi ro về thiên tai, đặc biệt như nếu khu vực bạn đang sống thường xuyên xảy ra động đất, ngập lụt,…

    Bảo hiểm sức khoẻ

    Bảo hiểm sức khỏe là một hợp đồng yêu cầu công ty bảo hiểm trả một số hoặc tất cả chi phí chăm sóc sức khỏe của người được bảo hiểm để đổi lấy một mức phí bảo hiểm cụ thể. Bảo hiểm y tế thường thanh toán các chi phí y tế, phẫu thuật, thuốc theo toa và đôi khi là chi phí nha khoa mà người được bảo hiểm phải chịu.

    Câu hỏi lớn nhất liên quan đến bảo hiểm y tế mà nhiều người thường quan tâm tới là giới hạn chi trả chi phí sức khoẻ của bạn dựa trên một chính sách cụ thể là bao nhiêu. Hầu hết mọi người đều rất quen thuộc với khái niệm khấu trừ, đây là mức tiền mà bạn phải trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tỷ lệ phần trăm hoặc mức khấu trừ, tuỳ vào từng trường hợp, do bên cấp hợp đồng bảo hiểm sức khỏe đề ra. Ví dụ, bảo hiểm của bạn có mức khấu trừ 2 triệu đồng/1 lần đi khám sức khoẻ. Tổng chi phí khám trong ngày của bạn hết 3 triệu đồng, thì bạn chỉ cần trả 2 triệu, còn 1 triệu còn lại sẽ do bên bảo hiểm chi trả.

    Tuy nhiên, ngoài khấu trừ, các chính sách cũng có mức chi trả tối đa dành cho người mua bảo hiểm. Điều này có thể quan trọng hơn nhiều, vì nó là sự kết hợp của khoản khấu trừ cộng với điều khoản của đồng bảo hiểm (co-insurance). Đồng bảo hiểm có nghĩa là bạn có trách nhiệm đóng góp vào các chi phí chăm sóc sức khỏe của mình nếu chi phí vượt quá mức khấu trừ hợp đồng của bạn cấp. Ví dụ, nếu hợp đồng bảo hiểm của bạn bao gồm khoản khấu trừ 30 triệu đồng, và yêu cầu bạn phải trả 20% chi phí vượt quá mức khấu trừ, nhưng chỉ lên đến 50 triệu đồng, nghĩa là bạn có thể sẽ phải trả thêm 10 triệu đồng (50 triệu x 0.2). Và tổng chi phí tự trả của bạn tối đa sẽ là 40 triệu đồng (30 triệu + 10 triệu) trong một năm bất kỳ.

    Làm thế nào bạn có thể biết đó có phải là hạn mức bảo hiểm phù hợp với mình hay không? Lấy ví dụ trên, nếu bạn có ít nhất 40 triệu đồng trong quỹ khẩn cấp của mình, thì mức tự chi trả tối đa trên có lẽ là mức hợp lý dành cho bạn. Hoặc, bạn có thể xem xét tới mức thu nhập của mình để lựa chọn gói bảo hiểm với hạn mức phù hợp; lý tưởng nhất là hạn mức tự chi trả tối đa bằng khoảng 10% lương, thu nhập năm của bạn.

    Tóm lại

    - Cần bao nhiêu bảo hiểm mới là đủ, phụ thuộc phần lớn vào những quy tắc chung và nhu cầu riêng của bạn ở tuỳ loại bảo hiểm khác nhau.

    - Có ba loại bảo hiểm chính bạn nên cân nhắc mua là Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan