Điểm nhấn chính:
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư là một chiến lược kết hợp nhiều loại đầu tư và tài sản trong một danh mục nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư tổng thể.
- Các loại tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, tiền mặt, đồ sưu tầm và tiền điện tử.
- Sự đa dạng hóa thường được đo lường bằng cách phân tích hệ số tương quan của các tài sản, beta hay trọng số của các tài sản trong danh mục.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một chiến lược đầu tu giúp quản lý rủi ro bằng cách kết hợp nhiều loại đầu tư trong một danh mục, có thể bao gồm các loại tài sản riêng biệt (như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản) và các công cụ đầu tư (như quỹ ETF, bán khống, phái sinh). Mục đích chính là nhằm giúp hạn chế phần bổ phần lớn tiền vào chỉ một tài sản hoặc rủi ro đơn lẻ bất kỳ nào, và với các loại tài sản khác nhau, tính trung bình, sẽ mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn.
Rủi ro có thể đa dạng hóa vs. Rủi ro không thể đa dạng hóa
Ý tưởng đằng sau đa dạng hoá danh mục đầu tư là giảm thiểu (hoặc thậm chí loại bỏ) rủi ro trong danh mục đầu tư. Có một số loại rủi ro đầu tư tài sản tài chính bạn có thể đa dạng hóa để giảm thiểu chúng, còn được gọi là rủi ro phi hệ thống hay rủi ro cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một số loại rủi ro tồn tại bất kể bạn có đa dạng hóa danh mục như thế nào, còn được gọi là rủi ro hệ thống.
Lấy ví dụ tác động của COVID-19. Do cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Nhân viên trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau đã bị sa thải, nhu cầu và chi tiêu của người tiêu dùng trên tất cả các lĩnh vực đều sụt giảm. Hầu hết mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái kinh tế. Nhưng ở mặt khác, hầu hết mọi lĩnh vực sau đó đều được hưởng lợi từ sự can thiệp của chính phủ và các chính sách tiền tệ nới lỏng với các gói kích cầu. Tác động của COVID-19 đối với thị trường tài chính là có hệ thống, bởi nó tác động đến nền kinh tế một cách toàn diện, và đây là rủi ro mà bạn không thể dùng biện pháp đa dạng hóa danh mục để loại bỏ hay giảm thiểu.
Nói chung, đa dạng hoá danh mục đầu tư chỉ nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro phi hệ thống. Đây là những rủi ro cụ thể đối với một khoản đầu tư. Ví dụ về rủi ro phi hệ thống bao gồm:
- Rủi ro kinh doanh: rủi ro liên quan đến một công ty cụ thể, chẳng hạn doanh thu lao dốc mạnh do nhu cầu sụt giảm hay chiến lược kinh doanh thất bại.
- Rủi ro tài chính: rủi ro liên quan đến sức khỏe tài chính, tính thanh khoản và khả năng thanh toán của một công ty hoặc loại tài sản cụ thể.
- Rủi ro hoạt động: rủi ro liên quan đến sự cố trong quá trình sản xuất hoặc phân phối hàng hóa.
- Rủi ro pháp lý: rủi ro pháp luật có thể tác động bất lợi đến tài sản.
Đo lường mức độ đa dạng hoá danh mục đầu tư
Việc đo lường mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể khá phức tạp và rườm rà. Trên thực tế là không thể tính toán mức độ đa dạng hóa một cách chính xác được; đơn giản là có quá nhiều biến để xem xét trên quá nhiều tài sản, để thực sự định lượng một mức độ đa dạng hóa nhất định. Tuy nhiên, các nhà phân tích và quản lý danh mục đầu tư thường sử dụng một số phép đo lường sau đây để có ý tưởng sơ bộ về mức độ đa dạng của một danh mục đầu tư.
Hệ số tương quan
Hệ số tương quan được dùng để so sánh mối quan hệ giữa hai biến. Phép tính này theo dõi chuyển động của hai tài sản và liệu chúng có xu hướng di chuyển theo cùng một hướng hay không. Kết quả của hệ số tương quan là từ -1 đến 1, với các diễn giải như sau:
- Gần -1: có sự đa dạng hóa mạnh mẽ giữa hai tài sản, do diễn biến của chúng di chuyển ngược chiều nhau. Ví dụ như khi một tài sản tăng thì tài sản kia sẽ giảm tương đối tương đương.
- Gần bằng 0: có sự đa dạng hóa vừa phải giữa hai tài sản, do các khoản đầu tư không có mối tương quan với nhau, và chúng đôi khi di chuyển cùng nhau và đôi lúc thì không.
- Gần 1: thiếu sự đa dạng hóa giữa hai tài sản, do các khoản đầu tư di chuyển theo cùng một hướng, được hiểu là có một mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa hai tài sản này.
Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn được sử dụng để đo lường khả năng biến động của một tài sản khác so với mức biến động trung bình của chính nó trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là từ đó đến nay. Độ lệch chuẩn cũng được hiểu là rủi ro đầu tư tài sản tài chính ước tính của một loại tài sản.
Ví dụ, hai khoản đầu tư, mỗi khoản có lợi nhuận trung bình hàng năm là 5%. Một khoản đầu tư với độ lệch chuẩn cao hơn, có nghĩa là nó có khả năng cao hơn trong việc thu về 20% hoặc mất 20%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 5%. Và khoản đầu tư còn lại có độ lệch chuẩn thấp hơn, có nghĩa là nó có khả năng sinh lợi chỉ ở mức 6% hoặc mất 4%/năm, không khác nhiều so với mức trung bình 5%.
Nói chung, một danh mục đầu tư có độ lệch chuẩn cao đem lại tiềm năng kiếm được thu nhập cao hơn, tuy rủi ro đầu tư tài sản tài chính từ biến động mạnh của thị trường cũng có thể ở mức độ tương đương.
Smart beta
Các chiến lược đầu tư beta thông minh mang đến sự đa dạng hóa bằng cách, theo dõi các chỉ số lớn với danh mục đã được đa dạng hóa một cách tối ưu nhất, sau đó các nhà quản lý ETF sẽ sàng lọc thêm các công ty tiềm năng với yếu tố cơ bản tốt, và tái cân bằng danh mục đầu tư dựa theo các phân tích khách quan chứ không chỉ dựa vào quy mô vốn hóa của công ty. Mục tiêu chính của chiến lược này là nhằm đạt hiệu suất vượt trội hơn chỉ số chuẩn cơ bản.
Trọng số
Ở dạng cơ bản nhất, sự đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể được đo lường bằng cách đếm số lượng tài sản hoặc xác định trọng lượng của từng loại tài sản. Khi đếm số lượng tài sản, hãy xem xét số lượng từng loại cho các chiến lược trên. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể có 20 cổ phiếu, trong đó 15 cổ phiếu thuộc lĩnh vực công nghệ; để đa dạng hóa thêm, họ có thể bán bớt cổ phiếu ở lĩnh vực này để mua thêm vào ở các lĩnh vực khác như bất động sản hay ngân hàng.
Các phương pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư
Có nhiều cách khác nhau để đa dạng hóa; phương pháp đa dạng hóa chính là mua các loại tài sản khác nhau. Ví dụ, thay vì phân bổ toàn bộ danh mục đầu tư của bạn vào cổ phiếu đại chúng, bạn có thể cân nhắc mua một số trái phiếu để bù đắp phần nào rủi ro thị trường của cổ phiếu.
Ngoài việc đầu tư vào các loại tài sản khác nhau, bạn có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư với các ngành, thời hạn đầu tư hoặc hồ sơ rủi ro của tài sản khác nhau.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.