Điểm nhấn chính:
- Giao dịch ký quỹ là việc sử dụng vốn vay từ công ty chứng khoán, cùng với vốn sẵn có, để giao dịch các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, phái sinh, và dùng chính những tài sản đó làm tài sản thế chấp cho khoản vay từ công ty chứng khoán.
- Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: đòn bẩy được thông qua giao dịch ký quỹ (margin lending) có thể làm tăng đáng kể cả lãi và lỗ vốn đầu tư.
Giao dịch ký quỹ (margin lending) là một phần không thể thiếu trong thị trường tài chính. Nó cho phép nhà đầu tư tiếp cận mức vốn lớn hơn để mua bán các tài sản, như cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, chứng quyền. Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội hấp dẫn đó là những rủi ro tiềm ẩn khi thị trường không thuận lợi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về giao dịch ký quỹ, cụ thể là đối với giao dịch chứng khoán cơ sở là cổ phiếu, cũng như cơ chế hoạt động của nó.
Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Ký quỹ (Margin) là gì?
Trong tài chính, ký quỹ được hiểu là tài sản thế chấp mà nhà đầu tư phải ký gửi với công ty chứng khoán trước khi thực hiện giao dịch một lượng tài sản tài chính, hay chứng khoán.
Ký quỹ là một dạng tiền đặt cọc hoặc tài sản đảm bảo để công ty chứng khoán có khả năng ứng phó trước rủi ro tín dụng khi thị trường biến động không thuận lợi. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi nhà đầu tư không còn khả năng thanh toán nợ vay ký quỹ, hoặc nộp thêm tiền vào tài khoản khi tài sản thế chấp của họ giảm giá, hoặc tham gia vào giao dịch tài sản có độ biến động mạnh như phái sinh.
Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Giao dịch Ký quỹ là gì?
Giao dịch ký quỹ, hay mua ký quỹ (Buying on margin hay là margin lending), đề cập đến việc nhà đầu tư mua chứng khoán bằng tiền vay dựa trên cổ phiếu ký quỹ, hay hiểu là nhận đòn bẩy, từ công ty chứng khoán (CTCK).
Khi nhà đầu tư mua một chứng khoán có cho vay ký quỹ, họ sẽ thanh toán một phần giá trị tài sản cho CTCK bằng số tiền ký quỹ ban đầu của họ. Và, phần còn lại của giá mua sẽ được CTCK cho vay. Để đảm bảo số tiền vay này, nhà đầu tư sẽ sử dụng chứng khoán có trong danh sách ký quỹ đã mua trong tài khoản của họ làm tài sản thế chấp.
Đồng thời, nhà đầu tư phải có nghĩa vụ thanh toán lãi suất vay ký quỹ, được xác định bởi CTCK, trên khoản vay thế chấp đó. Nếu bạn bán chứng khoán của mình, số tiền thu được sẽ được dùng để thanh toán các khoản vay trước.
Nhà đầu tư cần có hiểu biết cơ bản về chứng khoán và giao dịch ký quỹ trước khi bắt đầu đầu tư. Để giao dịch ký quỹ, bạn cần phải mở một tài khoản ký quỹ tại công ty chứng khoán, khác với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường, là tài khoản dùng 100% tiền mặt tiền mặt của mình để giao dịch.
Khi đầu tư bằng ký quỹ, giả sử tỉ lệ ký quỹ là 50%, thì bạn chỉ cần bỏ 50% vốn. Giả sử bạn có 50 đồng, công ty chứng khoán cho vay 50 đồng thì bạn mua được tổng cộng 100 đồng cổ phiếu ABC. Nếu cổ phiếu tăng 10%, thì tổng số tiên lời la 10 đồng, nhưng trên số vốn thức tế của bạn thì là 10/50= 20% tiền lời. Ngược lại, nếu cổ phiếu lỗ 10% và bạn mất 10đ, thì bạn lỗ 10/50=20%. Đây là chưa tính lãi vay bạn phải trả cho khoản vay 50đ.
Đầu tư ký quỹ giúp khuếch đại lợi nhuận của bạn, nhưng khi thị trường giảm cũng làm bạn mất rất nhanh.
Tại Việt Nam, hoạt động giao dịch ký quỹ được quản lý chặt chẽ bởi Sở Giao dịch Chứng khoán, cụ thể là Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Các thành phần của tài khoản giao dịch ký quỹ
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (Initial Margin)
Sau khi tài khoản ký quỹ được kích hoạt, bạn sẽ có thể vay tới 50% giá mua của cổ phiếu. Tùy vào cổ phiếu mà CTCK có thể điều chỉnh tỷ lệ cho vay ký quỹ từ 0-50%, hoặc tỷ lệ ký quỹ ban đầu (IM) từ 50-100% giá trị mua chứng khoán.
Yêu cầu ký quỹ ban đầu (IMR) = Giá trị giao dịch mua x Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (IM).
Ví dụ, bạn muốn mua 100 triệu đồng cổ phiếu XYZ, có tỷ lệ IM là 70%, thì số tiền yêu cầu ký quỹ ban đầu (IMR) hay số vốn bạn cần góp tối thiểu vào tài khoản sẽ là 70 triệu đồng (100tr x 70%), 30 triệu đồng còn lại sẽ được CTCK cho vay với tỷ lệ cho vay ký quỹ là 30%.
Tuy nhiên, nếu bạn gửi ký quỹ ban đầu là 70 triệu nhưng chỉ mua 50 triệu đồng cổ phiếu XYZ mà không phải là 100 triệu đồng, thì số tiền mua sẽ được trừ trực tiếp vào số dư tài khoản của bạn và sẽ không phát sinh vay ký quỹ theo tỷ lệ 30% như nói trên.
Tỷ lệ ký quỹ duy trì (Maintenance Margin)
Đây là tỷ lệ phần trăm tối thiểu của giá trị tài sản nhà đầu tư phải duy trì trong tài khoản sau khi thực hiện giao dịch. Nếu giá trị tài sản ròng giảm xuống dưới mức này, nhà đầu tư phải gửi thêm tiền ký quỹ vào tài khoản để duy trì vị thế nắm giữ cổ phiếu và đưa tỷ lệ ký quỹ về mức được yêu cầu duy trì.
Tỷ lệ ký quỹ duy trì (MM) được quy định bởi các CTCK và thường là một tỷ lệ cố định. Một số CTCK có tỷ lệ này đặc biệt thấp, như 30%, và một số khác có thể có tỷ lệ khá cao trong khoảng 80% - 90%.
Tỷ lệ ký quỹ (Margin ratio) = Tài sản ròng / Yêu cầu ký quỹ ban đầu (IMR)
Lệnh gọi ký quỹ (Call margin)
Như nói trên, nếu giá trị tài sản ròng giảm xuống dưới mức tỷ lệ MM, CTCK sẽ yêu cầu nhà đầu tư gửi thêm tiền ký quỹ để đưa tài khoản trở về tỷ lệ ký quỹ duy trì, đây được gọi là gửi lệnh gọi ký quỹ.
Thông thường, các CTCK sẽ cho nhà đầu tư thời hạn bổ sung ký quỹ trong vòng 1-3 ngày, nếu sau đó tài khoản vẫn chưa được đưa về tỷ lệ MM yêu cầu, CTCK sẽ thực hiện bán chứng khoán có sẵn trong tài khoản của nhà đầu tư để đưa về đúng tỷ lệ MM.
Lênh gọi ký quỹ xảy ra khi, Tỷ lệ ký quỹ hiện tại < Tỷ lệ duy trì ký quỹ (MM).
Ví dụ, CTCK quy định tỷ lệ MM là 90%, và khoản nắm giữ 100 triệu đồng cổ phiếu XYZ ban đầu của bạn sau 3 tháng đã giảm mạnh xuống còn 62 triệu đồng. Lúc này, tỷ lệ ký quỹ của bạn sẽ bằng 88.6% (62tr / 70tr). Do tỷ lệ này thấp hơn 90% nên bạn sẽ nhận lệnh gọi ký quỹ để nộp thêm 1 triệu đồng [(70tr x 90%) – 62 tr) để đưa tỷ lệ MM về mức yêu cầu 90%.
Tỷ lệ xử lý bắt buộc
Đây là mức tỷ lệ ký quỹ rủi ro mà CTCK buộc phải bán giải chấp (force-sell) bất kỳ cổ phiếu đang nắm giữ nào trong tài khoản của bạn để đưa tài khoản trở về tỷ lệ ký quỹ an toàn là 100%.
Thông thường việc này xảy ra khi nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu của lệnh gọi ký quỹ và để giá trị tài sản ròng tiếp tục giảm sâu dưới mức tỷ lệ MM.
Bán giải chấp xảy ra khi, Tỷ lệ ký quỹ hiện tại < Tỷ lệ xử lý bắt buộc.
Ví dụ, tỷ lệ xử lý bắt buộc quy định là 60%, và khoản nắm giữ 100 triệu đồng cổ phiếu XYZ ban đầu của bạn đã lao dốc xuống còn 40 triệu đồng. Lúc này, tỷ lệ ký quỹ của bạn sẽ bằng 57% (40tr / 70tr). Do tỷ lệ này thấp hơn 60% nên CTCK sẽ buộc bán một số cổ phiếu với tổng trị giá là 30 triệu đồng [(70tr x 100%) – 40tr] để đưa tài khoản về tỷ lệ an toàn 100%.
Lãi suất ký quỹ
Lãi suất ký quỹ là lãi suất hàng năm bạn phải trả đối với các khoản vay ký quỹ. Tại Việt Nam, các CTCK có lãi suất ký quỹ dao động trong khoảng 10%-14.5%/năm. Lãi vay thường được tính cuối ngày dựa trên dư nợ thực tế và số ngày tính lãi trong năm là 365 ngày. Đồng thời, lãi suất cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của công ty.
Nhà đầu tư cần có hiểu biết cơ bản về chứng khoán và giao dịch ký quỹ và cần phải hiểu rõ lãi suất vay ký quỹ và lãi suất phạt (nếu có) trước khi thực hiện các giao dịch ký quỹ.
Thời gian đáo hạn khoản vay
Thời hạn khoản vay giao dịch ký quỹ do CTCK và nhà đầu tư thỏa thuận trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, nhưng sẽ không quá ba tháng tính từ ngày thực hiện giải ngân khoản vay.
Nếu nhà đầu tư không thanh toán khoản vay đúng hạn, lãi suất cho vay quá hạn sẽ được áp dụng và mức lãi suất này có thể cao hơn lãi suất ký quỹ thông thường từ 5-10%.
Chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ
Không phải tất cả các cổ phiếu đều đáp ứng đủ điều kiện của Ủy ban Giao dịch Chứng khoán để được giao dịch ký quỹ. Và, hiện nay, các cổ phiếu trên sàn UPCoM vẫn chưa được cho pháo giao dịch ký quỹ.
Theo nguyên tắc thông thường, các CTCK sẽ không cho phép khách hàng mua cổ phiếu penny hoặc cổ phiếu vừa chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) bằng tiền ký quỹ, để tránh những rủi ro biến động mạnh của chúng. Ngoài ra, các CTCK cũng sẽ có danh sách riêng về những cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ với tỷ lệ ký quỹ ban đầu cho từng cổ phiếu khác nhau, bạn có thể xem xét và trao đổi với CTCK về những hạn chế đối với tài khoản ký quỹ của bạn.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.