Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tài sản không sinh lãi là gì?

Nội dung

    Hiện nay, nợ xấu đang là một chủ đề sôi nổi và đáng lo ngại trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là trong thời kỳ hậu Covid-19, khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và khả năng thanh toán của người vay càng giảm đi. Nợ xấu, thực chất, là một phần lớn trong nhóm tài sản kém hiệu quả (Non-performing assets, NPA), được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

    Tại Việt Nam, theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2.91%, so với mức 2% vào cuối năm 2022, và gần gấp đôi so với cuối năm 2021. Tổng nợ xấu gộp đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm 5% trên tổng dư nợ.

    Vậy NPA là gì? Hãy cùng Tititada tìm hiểu về NPA qua bài viết dưới đây nhé!

    Tài sản kém hiệu quả (NPA) là gì?

    Tài sản kém hiệu quả (NPA) hay tài sản không tạo ra thu nhập, là những khoản vay hay những khoản tạm ứng bị vỡ nợ hoặc quá hạn thanh toán.

    Theo đó, một khoản vay được phân loại là nợ có nguy cơ (tiếng Anh là Arrears) khi tiền gốc hoặc lãi suất bị thanh toán trễ hoặc bị bỏ lỡ đợt thanh toán. Còn một khoản vay bị coi là nợ xấu là khi người vay không còn khả năng đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán tiền gốc lẫn tiền lãi vay.

    Cách hoạt động của tài sản kém hiệu quả

    Tài sản kém hiệu quả (NPA) được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Sau một thời gian dài không được thanh toán, ngân hàng sẽ buộc người đi vay thanh lý bất kỳ tài sản được thế chấp theo hợp đồng vay nợ. Nếu không có tài sản thế chấp, ngân hàng có thể phải ghi nhận tài sản đó như một khoản nợ xấu và sau đó bán nó với giá chiết khấu cho tổ chức thu hồi nợ.

    Trong hầu hết các trường hợp, nợ được phân loại là nợ xấu theo các mốc quan trọng, 30, 90, 180 và 360 ngày. Tùy thuộc vào các điều khoản và điều kiện của từng khoản vay cá nhân mà thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn 90 ngày. Một khoản vay có thể được phân loại là tài sản kém hiệu quả tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn của khoản vay hoặc khi đáo hạn.

    Ví dụ, một công ty có khoản vay 10 tỷ đồng với tiền lãi là 100 triệu đồng mỗi tháng, không thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền lãi này trong vòng ba tháng liên tiếp. Như vậy, người cho vay có thể buộc phải phân loại khoản vay này vào mục tài sản kém hiệu quả nhóm 1 theo qui định. Ngoài ra, một khoản vay cũng có thể được phân loại là NPA nếu người đi vay thanh toán lãi đầy đủ nhưng lại không thể trả nợ gốc khi đáo hạn.

    Việc ghi nhận tài sản không hiệu quả trên bảng cân đối kế toán sẽ tạo ra gánh nặng đối với các ngân hàng, làm giảm dòng tiền. Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải lập các khoản dự phòng nợ xấu hay dự phòng rủi ro tín dụng, được trích từ lợi nhuận, để dành phòng hờ cho các khoản lỗ tiềm năng, làm giảm nguồn vốn sẵn có để cung cấp các khoản vay tiếp theo cho những người đi vay khác. 

    Những điều này sẽ dẫn tới việc thu nhập lãi ròng của ngân hàng bị giảm.

    Việc có một khoản lớn NPA trên bảng cân đối kế toán trong một khoảng thời gian, như trên 1 năm, là một dấu hiệu của sức khoản tài chính của ngân hàng đang gặp rủi ro.

    Tác động chính của NPA đối với ngân hàng

    Từ năm 2022, NPA đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới.

    Việc tài sản không sinh lời ngày càng tăng có tác động đặc biệt lớn đến các ngân hàng, ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính tổng thể của họ. Dưới đây là một số tác động chính của việc NPA gia tăng đối với các ngân hàng:

    1. Khả năng sinh lời

    Các ngân hàng tạo ra doanh thu bằng cách tính lãi cho các khoản vay. Khi một khoản vay trở nên không hiệu quả, ngân hàng sẽ mất đi khoản thanh toán lãi từ người vay. Điều này có thể dẫn đến giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng và do đó, khả năng sinh lời của ngân hàng cũng giảm theo.

    2. Khoản trích lập dự phòng

    Việc trích lập dự phòng cho các tổn thất tiềm ẩn đối với các tài sản không sinh lời là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, khoản dự phòng có thể làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng có số lượng NPA cao có khả năng đem lại chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA) thấp hơn.

    3. Tỷ lệ vốn tối thiểu

    Các ngân hàng buộc phải duy trì một mức an toàn vốn nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán và ổn định tài chính. Tại Việt Nam, các ngân hàng và tổ chức tài chính phải duy trì mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%.

    Khi một khoản vay trở nên không hiệu quả, ngân hàng phải lập dự phòng cho những tổn thất tiềm ẩn đối với khoản vay, điều này làm giảm nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng càng có nhiều NPA trong danh mục đầu tư thì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) càng giảm.

    4. Thanh khoản

    Các ngân hàng dựa vào việc hoàn trả các khoản vay để tạo ra thanh khoản, điều cần thiết cho hoạt động hàng ngày của họ. Các khoản nợ xấu làm giảm lượng tiền mặt do các ngân hàng tạo ra, qua đó ảnh hưởng đến khả năng cho các khách hàng khác vay hoặc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của chính họ.

    Phục hồi tổn thất từ NPA

    Các tổ chức tài chính thường có bốn lựa chọn để bù lại một số hoặc tất cả các khoản lỗ do tài sản kém hiệu quả gây ra.

    Khi các công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ, ngân hàng có thể chủ động thực hiện các bước để cơ cấu lại các khoản vay, nhằm duy trì dòng tiền và tránh cho các khoản vay này trở thành NPA.

    Khi người đi vay vay bằng hình thức thế chấp tài sản của mình, một khi họ mất khả năng thanh toán, ngân hàng có thể thanh lý tài sản thế chấp đó để thu hồi nợ vay.

    Nếu người đi vay là tổ chức, ngân hàng có thể yêu cầu chuyển các khoản nợ khó đòi thành vốn cổ phần của tổ chức đó với hi vọng chúng sẽ tăng giá đủ để bù đắp lại khoản tiền gốc bị vỡ nợ.

    Với phương án cuối cùng, các ngân hàng có thể bán các khoản nợ xấu với giá chiết khấu cao cho các công ty chuyên thu hồi nợ. Ngân hàng thường lựa chọn quyết định này đối với các khoản cho vay vỡ nợ không có bảo đảm hoặc khi các phương pháp thu hồi khác được coi là không hiệu quả về chi phí.

    Tóm tắt:

    - Tài sản kém hiệu quả (NPA) hay tài sản không tạo ra thu nhập là những khoản vay hoặc những khoản tạm ứng đã bị vỡ nợ hoặc quá hạn chi trả.

    - Tài sản kém hiệu quả được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

    - NPA đặt gánh nặng tài chính lên tình hình tài chính của người cho vay, ảnh hưởng đến lợi nhuận, tính thanh khoản và khả năng cho vay vào những lần sau.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán