Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tầm quan trọng của tài sản doanh nghiệp

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tài sản doanh nghiệp có thể được phân loại theo: bất động sản, động sản và tài sản được niêm yết kê khai.

    - Bán tài sản doanh nghiệp sẽ phát sinh các nghĩa vụ về thuế, doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế GTGT và thuế thu nhập cho phần thu nhập nhận được từ việc bán tài sản.

    - Khi mua tài sản, doanh nghiệp có thể được khấu trừ một số khoản thuế, bao gồm tiền lãi vay thế chấp, chi phí khấu hao và chi phí sử dụng.

    - Quản lý tài sản doanh nghiệp bao gồm mua, nắm giữ và bán sẽ giúp việc tính thuế và thực hiện các giao dịch mua/bán tài sản trong tương lai dễ dàng hơn.

    Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu tài sản của riêng họ và cần quản lý tài sản doanh nghiệp. Ngay cả một doanh nghiệp nhỏ cũng sở hữu tài sản dưới dạng máy tính để bàn, bàn làm việc, tủ đựng tài liệu và đôi khi là phương tiện di chuyển.

    Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản của doanh nghiệp, cách tài san3 ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp và thuế doanh nghiệp, cũng như việc quản lý tài sản doanh nghiệp và ghi nhận tài sản như thế nào.

    Các loại tài sản doanh nghiệp

    Bất động sản

    Bất động sản (real property) là loại tài sản bao gồm đất đai, nhà cửa và bất cứ quyền hay lợi ích gắn liền với đất đai. Đối với một doanh nghiệp, bất động sản sẽ bao gồm nhà kho, nhà máy, văn phòng và các tòa nhà khác thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Bất động sản chỉ bao gồm những tài sản gắn liền với đất mà không bao gồm những thứ bên trong nó có thể tách rời được, chẳng hạn như thiết bị văn phòng.

    Bất động sản cũng có thể bao gồm:

    - Bất cứ thứ gì bên dưới mặt đất, chẳng hạn như khoáng sản, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ

    - Quyền sử dụng bất động sản

    - Giá trị tu sửa tài sản

    Động sản

    Động sản là bất kỳ tài sản nào không gắn liền với đất đai hoặc các cấu trúc trên nền đất. Nói cách khác, những tài sản này có thể được di chuyển đến một vị trí khác, chẳng hạn như máy móc thiết bị, đồ nội thất và phương tiện di chuyển phục vụ mục đích kinh doanh. Động sản cũng có thể được hiểu là quyền sở hữu lợi ích từ tài sản hữu hình hoặc vô hình.

    Tài sản được niêm yết kê khai

    Tài sản được niêm yết kê khai là một loại tài sản riêng cụ thể, chịu sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính. Loại tài sản này có thể được sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc mục đích cá nhân, vì vậy Bộ Tài chính yêu cầu giám sát cẩn thận các khoản khấu trừ khi thanh toán và sử dụng loại tài sản này.

    Tại Việt Nam, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định các loại tài sản và thu nhập phải kê khai bao gồm:

    a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

    b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50,000,000 đồng trở lên;

    c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

    d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

    Ghi nhận tài sản

    Tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Bất động sản được hiển thị đầu tiên, sau đó là các động sản. Khấu hao lũy kế đối với động sản (bất động sản không được khấu hao) được hiển thị ở phía tài sản của bảng cân đối kế toán và đó là giá trị ròng của chúng.

    Bởi vì việc bán tài sản doanh nghiệp ảnh hưởng đến thuế thu nhập và thuế sử dụng đất nên chúng phải được ghi lại vào sổ sách và đưa vào tờ khai thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nhận được phần lãi hoặc lỗ vốn ngắn hạn hoặc dài hạn từ việc bán tài sản.


    Nghĩa vụ thuế từ tài sản

    Việc sở hữu tài sản sẽ làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho Nhà nước và là một phần quan trong trong tài chính doanh nghiệp

    Khấu hao tài sản doanh nghiệp

    Lợi ích quan trọng nhất về thuế khi mua tài sản, là doanh nghiệp có thể khấu trừ chi phí khấu hao đối với tài sản doanh nghiệp dài hạn theo tuổi đời hay số năm sử dụng hữu ích của tài sản đó. Chúng có thể là thiết bị sản xuất, phương tiện di chuyển, máy móc, máy tính và nội thất. Khấu hao tài sản là một khoản chi phí có thể làm giảm dần giá trị của tài sản.

    Tùy theo phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng cho các loại tài sản, mà chi phí khấu hao của chúng được ghi nhận khác nhau trong thời gian sử dụng. Ví dụ, với phương pháp khấu hao nhanh, doanh nghiệp có thể ghi nhận khấu trừ phần lớn chi phí của tài sản, trên báo cáo thu nhập, trong những năm đầu sử dụng. Điều này có thể giúp họ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đó và quản lý tài chính doanh nghiệp..

    Tại Việt Nam, theo Thông tư 45/2018 của Bộ Tài chính, phần lớn các tài sản sẽ có thời gian sử dụng từ 5 đến 15 năm; ví dụ như phương tiện di chuyển và thiết bị văn phòng, còn đối với nhà, công trình xây dựng có thể có thời gian sử dụng nhiều hơn, thậm chí lên đến 80 năm. Tỷ lệ hao mòn cho từng loại tài sản dao động trong khoảng 6.67% - 20%/năm đối với các tài sản có thời gian sử dụng dưới 15 năm, và khoảng 1.25% - 5%/năm đối với tài sản có thời gian sử dụng dài hơn 15 năm.

    Chi phí sử dụng tài sản doanh nghiệp

    Chi phí sử dụng các động sản (chẳng hạn như chi phí lái xe doanh nghiệp) là chi phí được khấu trừ hợp pháp, miễn là doanh nghiệp có thể chứng minh rằng những chi phí này thực sự liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, chi phí lãi vay khi bán tài sản kinh doanh cũng phải được bao gồm trong tờ khai thuế của doanh nghiệp.

    Đồng thời, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phải nộp và kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), bao gồm thu nhập có được từ việc bán tài sản, và trừ đi các khoản miễn thuế và lỗ kết chuyển. Thuế suất dành cho các doanh nghiệp hiện là 20%.

    Quản lý tài sản doanh nghiệp và lưu giữ hồ sơ

    Điều quan trọng trong việc quản lý tài sản doanh nghiệp là hồ sơ ghi chép về việc mua tất cả các loại tài sản doanh nghiệp phải được lưu giữ kỹ càng và chính xác, cũng như các hồ sơ về các khoản thế chấp, trách nhiệm pháp lý và chi phí liên quan đến việc mua và bảo trì các loại tài sản. Hồ sơ ghi chép đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp ghi lại các chi phí của mình và cung cấp bằng chứng cho các cơ quan quản lý trong trường hợp kiểm toán. Các hồ sơ này cũng hữu ích khi doanh nghiệp tiến hành bán tài sản, bởi nó có thể giúp đẩy nhanh quy trình kiểm toán và định giá tài sản.

    Ưu và nhược điểm của việc mua tài sản doanh nghiệp

    Mua tài sản cho phép doanh nghiệp khấu trừ một phần hoặc toàn bộ chi phí mua vào thu nhập hàng năm. Và nếu doanh nghiệp mua tài sản, đặc biệt bất động sản, họ cũng có thể hưởng lợi từ việc giá trị của tài sản tăng lên trong tương lai. Sở hữu bất động sản kinh doanh cũng cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát, giảm thiểu được chi phí văn phòng hoặc kho bãi so với việc đi thuê.

    Về khía cạnh thuế, khi doanh nghiệp mua bất động sản, họ có thể hưởng lợi từ một số lợi ích về các khoản khấu trừ thuế, bao gồm chi phí lãi vay thế chấp cũng như chi phí khấu hao. Đồng thời, khi bán các loại tài sản sau này, phần thu nhập mà doanh nghiệp kiếm được có thể sẽ được đánh thuế với mức thuế suất dành cho lãi vốn thay vì thuế suất dành cho thu nhập thông thường, thường có mức cao hơn khá nhiều. Sau cùng, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế cho các tài sản doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng loại tài sản.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán