Điểm nhấn chính:
- Dự phóng tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản lý, phát triển kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và thu hút nhà đầu tư.
- Dự phóng tài chính cho các công ty khởi nghiệp quá lạc quan dẫn đến khả năng định giá ảo và hậu quả nặng nề về mặt tài chính.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Dự phóng tài chính đóng vai trò quan trọng đối với mọi công ty trong quá trình lập chiến lược kinh doanh, lập ngân sách, hỗ trợ ra quyết định và thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một số sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi thực hiện dự phóng tài chính, đặc biệt là cho một công ty khởi nghiệp. Hầu hết sai lầm đều là lợi nhuận dự phóng không thực tế bởi các công ty khởi nghiệp đều không có lãi ngay từ đầu, và mức tăng trưởng cao đó tương quan với thua lỗ chứ không phải lợi nhuận. Những sai lầm này không chỉ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề về mặt tài chính.
Hãy cùng Tititada điểm qua 10 sai lầm phổ biến khi dự phóng tài chính cho một công ty khởi nghiệp nhé!
1. Lợi nhuận
Sai lầm phổ biến nhất trong dự phóng tài chính là lợi nhuận. Hầu hết các kế hoạch kinh doanh đều được kỳ vọng mang lại lợi nhuận quá cao, hoặc lợi nhuận quá sớm. Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp chỉ được chọn một trong hai, đó là tăng trưởng hoặc lợi nhuận, chứ không phải cả hai.
Tuy nhiên, với một công ty khởi nghiệp, nhà đầu tư đa phần là nhà đầu tư thiên thần, những người có khối tài sản lớn và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các start-up ở giai đoạn đầu khởi nghiệp với mức độ rủi ro cao. Khác với các Quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần tập trung vào việc giúp các start-up đi những bước đi đầu tiên hơn là lợi nhuận họ có thể thu được. Và để thu hút được nhà đầu tư thiên thần, các start-up phải giành chiến thắng trong các cuộc gọi vốn bằng tăng trưởng chứ không phải lợi nhuận. Nếu dự phóng tài chính thể hiện start-up này sẽ sớm có lãi, vậy thì nó đã không cần nhà đầu tư!
2. Chi phí tiếp thị
Sai lầm phổ biến thứ hai là đánh giá thấp chi phí tiếp thị. Chi phí tiếp thị là một yếu tố quan trọng đối với các start-up, nó ảnh hưởng đến sự thành công của họ trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng, giúp họ thành công trong môi trường cạnh tranh. Hơn 75% công ty cho biết các chiến dịch tiếp thị ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng, doanh thu và tăng trưởng. Ngoài ra, nhiều start-up công nghệ thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm và web, đều dành 30% doanh thu trở lên cho hoạt động tiếp thị.
Trong dự phóng tài chính của một công ty khởi nghiệp, không nên bỏ qua loại chi phí này bởi số tiền mà một công ty khởi nghiệp đốt cho nó là quá lớn. Việc hạch toán chi phí tiếp thị chi tiết và rõ ràng còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả các chiến lược tiếp thị, đo lường mỗi đồng tiền sử dụng cho tiếp thị mang lại giá trị như thế nào.
3. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)
Trước khi kinh doanh bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, nghiên cứu thị trường và thị hiếu của khách hàng rất quan trọng. Hầu hết các start-up đều chi rất nhiều tiền vào hoạt động R&D để đổi mới và tạo ra giá trị đặc biệt cho thị trường. Quá trình dự phóng tài chính nên tính toán kỹ lưỡng đến ngân sách R&D và theo dõi nó chặt chẽ để tránh lãng phí tài nguyên và đảm bảo sử dụng nguồn tiền này hiệu quả.
4. Đa dạng hóa kênh bán hàng
Nếu bạn đang bán các sản phẩm vật chất, lưu ý rằng việc sử dụng các kênh phân phối có thể có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của bạn. Mặc dù xu hướng tiêu dùng hiện nay ưa chuộng mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp tác động của việc bán hàng qua các kênh phân phối và đại lý truyền thống, vì họ cũng đóng góp nhiều giá trị cho doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, hợp tác với họ cũng đi kèm với một số chi phí quản lý và chi phí quảng cáo, nhưng lợi ích thu được từ kênh này cũng đáng kể.
Một điểm cần lưu ý khác là các nhà phân phối thường thanh toán tiền một cách chậm chạp, thường mất khoảng 6 tháng sau khi họ nhận được hàng. Do đó, quản lý dòng tiền cẩn thận là quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có đủ nguồn lực để duy trì hoạt động trong khoảng thời gian này.
5. Dự đoán doanh số bán hàng dựa trên thị trường lớn
Hãy tránh việc dự đoán doanh số bán hàng bằng cách sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhỏ cho một thị trường lớn. Phương pháp này không mang lại hiệu quả. Không một start-up nào có thể kiểm soát được 0.5% trong một thị trường trị giá 10 tỷ USD. Thay vào đó, hãy xây dựng dự báo doanh thu dựa trên các giả định tăng trưởng, chẳng hạn như số lượt truy cập trang web và chuyển đổi, cụm từ tìm kiếm có trả tiền, hoặc đối với sản phẩm thực tế như các giả định về kênh như nhà phân phối, chuỗi, cửa hàng và doanh số bán hàng trên mỗi cửa hàng.
6. Doanh số bán hàng và số lượng nhân viên không tương ứng
Đừng dự đoán doanh số bán hàng sẽ tăng vượt trội trong khi số lượng nhân viên chỉ tăng với số lượng nhỏ. Giả sử, bạn có kế hoạch đạt doanh thu 100 triệu USD vào năm thứ năm hoạt động, và nghĩ rằng mỗi nhân viên sẽ mang về cho bạn 2 triệu USD doanh thu. Đối với hầu hết các ngành, con số hợp lý là 250,000 USD doanh thu kiếm được bởi mỗi nhân viên. Nếu mỗi nhân viên mang về cho bạn 2 triệu USD doanh thu, điều đó là vô lý, đó là dấu hiệu của việc bạn không hiểu doanh nghiệp.
Doanh thu trên mỗi nhân viên ở mỗi ngành là khác nhau, chẳng hạn như các công ty tập trung vào bán và phân phối sản phẩm thường sẽ có số liệu bán hàng trên mỗi nhân viên cao hơn nhiều so với các công ty sản xuất hàng hóa. Ví dụ, Starbucks Coffee là một nhà bán lẻ hiệu quả cao, nhưng vì nó sử dụng gần 350,000 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian, con số doanh thu trên mỗi nhân viên là 76,600 USD và thấp hơn so với doanh thu trên mỗi nhân viên của Microsoft.
Tốt nhất là chia doanh thu dự kiến của công ty bạn cho số lượng nhân viên, và so sánh nó với tiêu chuẩn ngành và thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp.
7. Lợi nhuận không phải là Tiền mặt
Mặc dù một công ty tạo ra lợi nhuận, không có nghĩa là nó có sẵn tiền mặt. Tiền mặt và lợi nhuận là hai thứ khác nhau. Lợi nhuận là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả chi phí liên quan đến việc mua/bán sản phẩm/dịch vụ, trả lương hay thuê mặt bằng,… Trong khi tiền mặt là tất cả các khoản tiền và tài sản có thể chuyển đổi ngay lập tức thành tiền mặt.
Ngay cả khi có lãi, doanh nghiệp vẫn có thể không có tiền mặt. Tiền như là máu trong cơ thể, khi hết tiền, doanh nghiệp có thể ngừng mọi hoạt động. Vì thế, một dự báo tài chính của công ty khởi nghiệp tốt cần phải bao gồm dòng tiền.
8. Khoản phải thu khách hàng
Một sai lầm phổ biến khác ảnh hưởng đến dự phóng dòng tiền chính là khoản phải thu khách hàng. Một doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp khác (B2B) thường dưới hình thức bán hàng trả sau, nghĩa là hình thức bán chịu. Vì thế, mỗi lần bán hàng không tạo ra ngay tiền mặt, mà sẽ được ghi nhận dưới dạng một khoản phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán. Mỗi đồng trong khoản phải thu là một đồng doanh thu bán hàng trong báo cáo lãi lỗ, chứ không phải là tiền mặt.
9. Đánh giá thấp chu kỳ bán hàng và chi phí liên quan
Đánh giá thấp độ dài chu kỳ bán hàng và các chi phí bán hàng trực tiếp có thể đẩy công ty khởi nghiệp vào tình huống nguy hiểm. Nếu chu kỳ bán hàng kéo dài hơn dự kiến, công ty sẽ phải đối diện với áp lực tài chính và thiếu hụt tiền mặt, hạn chế khả năng đáp ứng các chi phí cố định và hoạt động hàng ngày.
10. Đánh giá thấp ảnh hưởng của hàng tồn kho đến dòng tiền
Việc đánh giá thấp tác động của dòng tiền đến hàng tồn kho có thể tạo ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Mặc dù mỗi đồng ghi nhận trong hàng tồn kho không được phản ánh ngay trong báo cáo lãi lỗ, nhưng nó có thể đặt áp lực lớn lên số dư tiền mặt. Nếu quản lý không đánh giá chính xác, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt đột ngột, gây khó khăn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính của công ty.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Chứng quyền và những điều bạn nên biết
07/12/24
Khái quát về thông tư 155/2025/TT-BTC
03/10/24
Warren Buffett bất ngờ bán lượng lớn cổ phiếu Apple
27/09/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P2
15/08/24
Ảnh hưởng của giải bóng đá Euro đến nền kinh tế
14/08/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P1
13/08/24
Hệ thống KRX có gì khác so với hệ thống hiện giờ?
11/08/24
Cổ phiếu bluechip là gì?
04/07/24
Làm sao để định giá cổ phiếu?
15/04/24
Coca-Cola và PepsiCo: Ai là kẻ chiến thắng?
06/02/24
Tìm hiểu bộ lọc cổ phiếu Canslim
17/01/24
Sơ lược về định giá doanh nghiệp
13/01/24
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
12/01/24
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là gì?
02/01/24
Áp dụng ma trận SWOT vào phân tích tài chính
29/12/23
Lý thuyết Kẻ ngốc hơn trong đầu tư là gì?
17/12/23