Điểm nhấn chính:
- Trái phiếu chính phủ là kênh đầu tư mang lại nguồn thu nhập ổn định và an toàn, phù hợp với nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định và nhà đầu tư có mục đích nghỉ hưu.
- Cách đầu tư trái phiếu chính phủ thành công là nắm vững những kiến thức cơ bản về nó.
Trái phiếu chính phủ
là một công cụ đầu tư vô cùng hấp dẫn trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, không
phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về cách đầu tư trái phiếu chính phủ, đặc
biệt đối với những người mới bắt đầu đầu tư.
Đầu tư trái phiếu chính phủ vô cùng đơn giản. Hãy cùng Tititada học đầu tư trái phiếu chính phủ qua bài viết này nhé!
Trái phiếu chính phủ là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP thì trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
Trái phiếu chính phủ là một công cụ đầu tư có rủi ro thấp vì được đảm bảo thanh toán bởi chính phủ của một quốc gia. Phần lớn trái phiếu chính phủ thanh toán lãi định kỳ, một số ít trái chủ sẽ được mua trái phiếu với một mức giá chiết khấu so với mệnh giá, và khi đáo hạn, họ sẽ nhận về khoản tiền bằng với mệnh giá.
Chính quyền địa phương cũng có thể phát hành trái phiếu như một khoản vay để tài trợ cho các dự án, công trình công cộng như cơ sở hạ tầng, thư viện hoặc công viên của địa phương. Những trái phiếu này còn được gọi là trái phiếu đô thị, và thường mang lại những ưu đãi về thuế nhất định hoặc thậm chí miễn thuế cho các nhà đầu tư. Vì vậy, chúng được xem là một khoản đầu tư sinh lời tốt và hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Mặc dù trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị có thể có lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp hoặc cổ phiếu, nhưng chúng mang lại một mức tỷ suất sinh lợi ổn định cùng với rủi ro rất thấp.
Các loại trái phiếu chính phủ
Chính phủ một quốc gia thường có nhiều loại chứng khoán nợ khác nhau được bán ra thị trường tùy thuộc vào nhu cầu huy động vốn của chính phủ cũng như những gì nhà đầu tư đang tìm kiếm. Hiện nay, trái phiếu chính phủ tại Việt Nam có 3 dạng là Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc và Công trái xây dựng Tổ quốc.
- Tín phiếu kho bạc: loại trái phiếu chính phủ có kỳ hạn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. Tuy nhiên, tín phiếu này có thể có các kỳ hạn khác tùy theo Bộ Tài chính quyết định nhưng không vượt quá 52 tuần. Đối tượng được phép mua trái phiếu này là các ngân hàng, các công ty và trung gian tài chính.
- Trái phiếu kho bạc: trái phiếu chính phủ có thời hạn từ 01 năm trở lên, được phát hành dưới dạng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Tất cả các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường đều có thể sở hữu trái phiếu này.
- Công trái xây dựng Tổ quốc: trái phiếu có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, được phát hành dưới dạng đồng Việt Nam. Đây là công cụ huy động vốn của chính phủ để đầu tư xây dựng các công trình quan trọng, phục vụ chất lượng sản xuất cũng như nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Có nên mua trái phiếu chính phủ không?
Vậy, câu hỏi đặt ra là: Có nên mua trái phiếu chính phủ không? Đầu tư vào trái phiếu chính phủ là một trong những cách đầu tư an toàn, phù hợp với những nhà đầu tư muốn bảo vệ vốn và tìm kiếm thu nhập ổn định. Cũng giống như những loại hình đầu tư khác, trái phiếu chính phủ cũng tồn tại các ưu nhược điểm mà nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào loại trái phiếu này:
Thứ nhất, về ưu điểm, so với các loại hình đầu tư khác trên thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ được đánh giá là kênh đầu tư mang lại nguồn thu nhập ổn định và an toàn, vì thế, nó sẽ giúp bảo vệ khoản đầu tư nhất là vào những thời kỳ kinh tế không chắc chắn. Khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ, rủi ro gần như bằng không vì xác suất để một chính phủ phá sản là vô cùng thấp so với một doanh nghiệp. Đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư cũng được cam kết thanh toán lãi và gốc theo đúng như quy định ban đầu.
Trái phiếu chính phủ có tính thanh khoản tốt hơn các loại trái phiếu còn lại, nhà đầu tư có thể chuyển nhượng thông qua các sàn giao dịch, sang tay hoặc bán cho các tổ chức tài chính, ngân hàng trong trường hợp không muốn nắm giữ nữa. Đặc biệt, thu nhập từ đầu tư trái phiếu chính phủ sẽ không bị đánh thuế như các khoản đầu tư khác, nhà đầu tư sẽ bảo toàn được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình.
Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ cũng có những nhược điểm mà nhà đầu tư cần xem xét. Vì mức độ an toàn cao, nên lãi suất trái phiếu chính phủ thấp hơn so với các khoản đầu tư khác, trong trường hợp lạm phát cao, giá trị khoản lợi tức bạn nhận được có thể sẽ không thắng nổi lạm phát. Đồng thời, lãi suất trái phiếu chính phủ có mối quan hệ nghịch chiều với lãi suất, nghĩa là khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm để cân bằng lãi suất của trái phiếu và lãi suất thị trường và ngược lại. Điều này có thể khiến cho tài sản ròng của nhà đầu tư bị tụt lại phía sau khi tiền của họ đang bị ràng buộc trong một sản phẩm với mức lãi suất thấp hơn mức của thị trường chung.
Bên cạnh đó, quy trình đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng phức tạp. Nhà đầu tư mua trái phiếu này đều phải trải qua quy trình theo quy định của pháp luật, và không phải nhà đầu tư nào cũng đủ điều kiện để mua trái phiếu chính phủ.
Cách đầu tư trái phiếu chính phủ thành công
Như đã đề cập, quy trình đầu tư vào trái phiếu chính phủ vô cùng phức tạp. Để đầu tư trái phiếu chính phủ thành công, sau đây là những điều cơ bản nhất mà bạn cần nắm rõ khi học đầu tư trái phiếu chính phủ:
1. Mệnh giá trái phiếu chính phủ là bao nhiêu?
Theo Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì mệnh giá phát hành trái phiếu Chính phủ được quy định như sau: Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là một trăm nghìn (100,000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100,000) đồng.
2. Ai được mua trái phiếu chính phủ?
Tại Việt Nam, đối tượng được mua trái phiếu chính phủ là các cá nhân Việt Nam và các cá nhân nước ngoài đang sinh và làm việc tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, tổ chức thương mại, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, … cũng thuộc đối tượng được mua trái phiếu chính phủ. Nếu là tổ chức mua trái phiếu chính phủ là tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Tính lãi suất trái phiếu chính phủ
Theo Thông tư Thông tư 111/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính, lãi suất trái phiếu Chính phủ được hiểu là tỷ lệ phần trăm dựa giá trị mệnh giá trái phiếu mà chủ sở hữu được hưởng. Vào các kỳ trả lãi, người nắm giữ trái phiếu sẽ được nhà phát hành thanh toán theo tỷ lệ lãi hàng năm đã được quy định trên trái phiếu.
- Đối với trái phiếu có kỳ hạn trả lãi đầu tiên có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo:
Số tiền thanh toán lãi của 01 trái phiếu với kỳ trả lãi đầu tiên = (Mệnh giá trái phiếu x Lãi suất danh nghĩa trái phiếu x Số ngày thực thế giữa ngày thanh toán tiền mua trái phiếu và ngày thanh toán tiền lãi đầu tiên kể từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu) / (Số lần thanh toán lãi định kỳ trong một năm x Số ngày trong kỳ trả lãi thông thường theo giả định khi việc thanh toán xảy ra)
- Lãi nhận được của một trái phiếu trong các kỳ trả lãi tiếp theo:
Số tiền thanh toán lãi của một trái phiếu đối với các kỳ trả lãi tiếp theo = (Mệnh giá trái phiếu x Lãi suất danh nghĩa trái phiếu) / Số lần thanh toán lãi định kỳ trong một năm
Nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy lãi suất trái phiếu chính phủ trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, một vài nhà đầu tư sẽ thắc mắc rằng tại sao lãi suất trái phiếu trên thị trường lại khác với lãi suất được ghi trên trái phiếu.
Ví dụ, trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm có lãi suất coupon là 2.1%, nhưng lợi suất gần nhất vào ngày 25/01/2023 là 2.25%.
Trong trường hợp này, bạn cần hiểu rõ rằng lãi suất coupon là lãi suất mà nhà phát hành trái phiếu trả cho nhà đầu tư vào mỗi kỳ đáo hạn, là một con số cố định và không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường. Lãi suất coupon đại diện cho số tiền lãi danh nghĩa mà trái chủ thu được hàng năm, trong khi lợi suất đáo hạn (YTM) là tổng tỷ suất sinh lời thực tế của một trái phiếu ước tính dựa trên giá trị hiện tại của trái phiếu đó, và giả sử rằng nhà đầu tư nắm giữ cho đến ngày đáo hạn.
Vì thế, YTM sẽ biến động liên tục theo diễn biến thị trường. Hầu hết nhà đầu tư coi YTM là chỉ số quan trọng hơn lãi suất coupon khi đưa ra quyết định đầu tư. Khi giá trái phiếu trên thị trường bằng mệnh giá, thì lãi suất coupon sẽ bằng lợi suất đáo hạn (YTM). Nếu giá trái phiếu trên thị trường lớn hơn mệnh giá thì lãi suất coupon sẽ lớn hơn lợi suất đáo hạn (YTM) và ngược lại.
4. Làm thế nào để mua trái phiếu chính phủ?
Trái phiếu chính phủ được bán cho các nhà đầu tư thông qua nhà môi giới, ngân hàng, hoặc trực tiếp thông qua trang web của chính phủ.
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính phát hành trái phiếu rồi ủy quyền cho Kho bạc nhà nước, sau đó phát hành chúng dưới hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật. Trái phiếu chính phủ được bán ra thị trường theo 2 hình thức: một là phát hành lần đầu bằng cách đấu thầu và hai là bán lại ở thị trường thứ cấp.
Với hình thức đầu tiên, chủ thể tham gia chỉ là các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước, tổ chức tài chính và tín dụng thuộc đối tượng cấp bảo lãnh của chính phủ. Hình thức thứ hai xuất hiện trên thị trường là khi trái phiếu chính phủ đã được phát hành. Các nhà đầu tư có thể sở hữu trái phiếu thông qua ngân hàng, công ty chứng khoán và các giao dịch được tiến hành theo hình thức thông thường (trao đổi trực tiếp) hoặc các thỏa thuận điện tử (trực tuyến).
Tuy nhiên trên thực tế, các nhà đầu tư cá nhân thường ưu tiên gửi tiết kiệm tại các ngân hàng hơn là mua trái phiếu chính phủ. Khi tham gia gửi tiết kiệm, họ có thể thu được một khoản lãi ổn định, an toàn với mức lãi suất cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ, và việc mở các tài khoản tiết kiệm cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Tititada hy vọng thông tin về cách đầu tư trái phiếu chính phủ trên bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Nên đầu tư trái phiếu nào?
21/04/24
App đầu tư trái phiếu bạn nên biết
17/04/24
Có nên mua trái phiếu ngân hàng?
07/04/24
Học đầu tư trái phiếu: Quy định pháp luật
06/03/24
Gửi tiết kiệm trái phiếu có an toàn không?
05/03/24
Học đầu tư trái phiếu
22/02/24
Có nên mua trái phiếu không?
22/02/24
Đầu tư vào trái phiếu có rủi ro không?
22/02/24
Chứng quyền và những điều bạn nên biết
07/12/24
Khái quát về thông tư 155/2025/TT-BTC
03/10/24
Warren Buffett bất ngờ bán lượng lớn cổ phiếu Apple
27/09/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P2
15/08/24
Ảnh hưởng của giải bóng đá Euro đến nền kinh tế
14/08/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P1
13/08/24
Hệ thống KRX có gì khác so với hệ thống hiện giờ?
11/08/24
Cổ phiếu bluechip là gì?
04/07/24