Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Thị trường gấu (bear market) là gì?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Một thị trường đang ở trong vùng giảm giá sâu và khả năng rơi vào thị trường gấu khi các cổ phiếu giảm ít nhất 20% so với mức cao trước đó.

    - Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: có nhiều nguyên nhân dẫn đến thị trường gấu và nhà đầu tư không nên bán tháo các cổ phiếu đang nắm giữ theo đà giảm chung của thị trường

    Thị trường gấu là gì?

    Thị trường gấu (hay thị trường giá xuống) là thị trường sụt giảm giá kéo dài, các chỉ số thị trường sụt giảm 20% hoặc hơn so với mức cao trước đó.

    Ví dụ ở Mỹ khi chỉ số S&P (chỉ số của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ) giảm hơn 20% thì được cho là thị trường gấu. Ở Việt Nam khi chỉ số Vn Index giảm hơn 20% cũng được xem là thị trường đang trong xu hướng giá xuống. Thị trường gấu thường đi kèm suy giảm kinh tế và nghiêm trọng hơn là suy thoái kinh tế. Thị trường gấu tương phản với thị trường bò (bull market) là thị trường có xu hướng giá đi lên.

    Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Tìm hiểu thị trường gấu

    Giá cổ phiếu thường phản ánh kỳ vọng về dòng tiền và lợi nhuận của các công ty trong tương lai. Khi triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của công ty nói riêng suy yếu hoặc kỳ vọng sẽ suy giảm, giá cổ phiếu có thể giảm.  Nếu không có hiểu biết cơ bản về chứng khoán, nhà đầu tư dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn, sợ hãi, và vội vàng cắt lỗ khi thị trường giảm có thể dẫn đến thị trường giảm sâu hơn trong thời gian dài.  

    Một thị trường đang ở trong vùng giảm giá sâu và khả năng rơi vào thị trường gấu khi các cổ phiếu giảm ít nhất 20% so với mức cao trước đó. Nhưng 20% cũng chỉ là một con số chỉ nam, cũng giống như mức giảm 10% được xem là một dấu hiệu của việc điều chỉnh của thị trường. Thị trường gấu có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, các nhà đầu tư trong thị trường gấu có động thái phòng chống rui ro hơn là tìm kiếm cơ hội, họ tránh xa việc đầu cơ để chuyển sang đầu tư dài hạn.


    Các nguyên nhân dẫn đến thị trường gấu

    Các nguyên nhân dẫn đến thị trường gấu thường khác nhau, nhưng nhìn chung, nền kinh tế yếu kém hoặc chậm lại, bong bóng tài sản bùng nổ do giá đã bị đẩy lên cao trước đó, đại dịch, chiến tranh, khủng hoảng chính trị hoặc sự thay đổi mô hình mạnh mẽ trong nền kinh tế như sự chuyển dịch sang nền kinh tế trực tuyến, đều là những yếu tố có thể dẫn đến thị trường gấu.  

    Các dấu hiệu của một nền kinh tế yếu kém hoặc tăng trưởng chậm lại thường tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, năng suất giảm và lợi nhuận kinh doanh giảm. Ngoài ra, bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ vào nền kinh tế cũng có thể kích hoạt thị trường gấu. 

    Ví dụ: những thay đổi trong thuế suất hoặc tỷ lệ dự trữ hoặc việc tăng giảm lãi suất cơ bản của chính phủ Mỹ có thể dẫn đến thị trường gấu ở nước này. Tương tự, sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư cũng như sức mua bán lẻ giảm sút cũng có thể báo hiệu sự khởi đầu của thị trường gấu. Khi các nhà đầu tư tin rằng điều gì đó tệ sắp xảy ra, họ sẽ hành động bằng cách bán bớt cổ phiếu để tránh thua lỗ dẫn đến việc thị trường giảm hơn 20%. 

    Thị trường gấu có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc chỉ vài tuần. Thị trường siêu gấu có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm và lợi nhuận đầu tư ở dưới mức trung bình trong thời gian dài. Trong thị trường siêu gấu, cổ phiếu hoặc chỉ số có thể điều chỉnh tăng ngắn hạn trong một thời gian, nhưng mức tăng không được duy trì và sau thời gian ngắn giá lại giảm về mức thấp hơn nữa.

    Thị trường gấu thường có bốn giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu có đặc điểm là giá cổ phiếu tăng cao và tâm lý nhà đầu tư đang rất lạc quan. Về cuối giai đoạn này, các nhà đầu tư bắt đầu bán để thu lợi nhuận và rời khỏi thị trường. Trong giai đoạn thứ hai, giá cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh, hoạt đông kinh doanh, doanh số, cũng như lợi nhuận doanh nghiệp bắt đầu giảm, và các chỉ số kinh tế có dấu hiệu suy yếu. Một số nhà đầu tư hoảng sợ và bắt đầu cắt lỗ. Giai đoạn thứ ba cho thấy các nhà đầu cơ bắt đầu tham gia thị trường, do đó làm tăng khối lượng giao dịch. Trong giai đoạn cuối, giá cổ phiếu tiếp tục giảm, nhưng chậm. Khi giá thấp và tin tốt bắt đầu thu hút các nhà đầu tư trở lại, thị trường gấy bắt đầu hình thành đáy và dẫn đến thị trường tăng giá.

    Thị trường gấu so với thị trường điều chỉnh

    Không nên nhầm lẫn thị trường gấu với thị trường điều chỉnh. Thị trường điều chỉnh là một xu hướng ngắn hạn có thời gian dưới hai tháng. Trong khi các đợt điều chỉnh là thời điểm tốt để các nhà đầu tư giá trị xem xet mua cổ phiếu, thì thị trường gấu nhà đầu tư khó xác định  điểm vào phù hợp do gần như không thể xác định được đáy cũng như thời gian tạo đáy của thị trường gấu, và khi mua xong, nếu thị trường tiếp tục giảm, nhà đầu tư sẽ có xu hướng tâm lý bị ảnh hưởng vì khoản lỗ chưa ghi nhận. 

    Từ năm 1900 đến năm 2018, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) của Mỹ có khoảng 33 lần rơi vào trạng thái thị trường gấu, trung bình cứ ba năm lại có một thị trường gấu. Một trong những thị trường gấu đáng chú ý nhất trong lịch sử gần đây trùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009, chỉ số S&P 500 đã chạm mức cao 1,565.15 vào ngày 9 tháng 10 năm 2007 và đến ngày 5 tháng 3 năm 2009, nó đã giảm xuống 682.55. Trong thời gian đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) đã giảm 54%.

    Gần đây nhất, Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones đã đi vào thị trường gấu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020 và S&P 500 đã đi vào thị trường gấu vào ngày 12 tháng 3 năm 2020. Do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, kéo theo đó là việc đóng cửa hàng loạt và lo ngại về nhu cầu của người tiêu dùng bị giảm sút dẫn đến chỉ số Dow Jones đã giảm mạnh từ mức cao nhất mọi thời đại xuống mức thấp dưới 19,000 chỉ trong vài tuần. Từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 23 tháng 3, S&P 500 đã giảm 34%. 

    Ở Việt Nam, chỉ số VN Index đang giao dich ở mức 1,200 vào đầu tháng 6 năm 2022, giảm 21% so với mốc 1,517,95 điểm ngày 4 tháng 1 năm 2022, là mức đỉnh gần nhất của chỉ số VN Index. Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã rơi vào trạng thái thị trường gấu trong nửa đầu năm 2022. 

    Làm gì trong thị trường gấu

    Nhà đầu tư cần có hiểu biết cơ bản về chứng khoán để khi thị trường đi vào trạng thái thị trường gấu, nhà đầu tư cần tránh những sai lầm sau để bảo vệ tài sản của mình khỏi đà giảm của thị trường:

    - Không nên bán tháo các cổ phiếu đang nắm giữ theo đà giảm chung của thị trường

    - Tránh để bị tâm lý bầy đàn chi phối, có những quyết định đầu tư mua và bán không phù hợp với hồ sơ rủi ro của bản thân

    - Tránh trạng thái bắt đáy cổ phiếu và “ALL IN” hay phân bổ hết tàu sản vào cổ phiếu 

    Nhà đầu tư có thể kiếm được cơ hội trong thị trường ở trạng thái gấu, bằng cách:

    - Tìm kiếm và đánh giá các cơ hội đầu tư: khi thị trường giảm điểm, tất cả các cổ phiếu có xu hướng giảm chung theo thị trường. Lúc này cơ hội sẽ xuất hiện khi những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tốt cũng bị bán tháo dẫn tới giá giảm mạnh. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư nhóm ngành mang tính chất phòng thủ cao trong giai đoạn này. Trong trường hợp tâm lý không vững vàng, hoặc chưa có đủ hiểu biết cơ bản về chứng khoán, nhà đầu tư có thể sử dụng cố vấn tài chính chứng khoán để có thể đưa ra những quyết định đầu tư trong giai đoạn này. 

    - Đa dạng hóa các lớp tài sản đầu tư: Nhà đầu tư nên có chiến lược phân bổ tài sản hợp lý dựa trên hồ sơ rủi ro của mình.

    - Dùng chiến lược mua trung bình giá có kỷ luật để xây dung danh mục có giá tốt cho việc đầu tư lâu dài.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan