Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Quản lý dòng tiền cá nhân sẽ giúp bạn theo dõi chi tiêu của mình, qua đó điều chỉnh cho hợp lý để hướng đến việc đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra.

    - Biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả từ sớm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành kế hoạch tài chính.

    Giống như một doanh nghiệp thu nhỏ, mỗi cá nhân hay gia đình đều có các khoản thu, chi, nợ, đầu tư, tiết kiệm và phải quản lý tài chính. Nếu không có kỹ năng quản lý tài chính, cá nhân hay gia đình sẽ không thể đạt được mục tiêu tài chính hoặc tệ hơn là gặp khó khăn về tài chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về quản lý tài chính cá nhân cũng như các lời khuyên để bạn có thể bắt đầu hành trình quản lý tài chính cá nhân.   


    Quản lý tài chính cá nhân là gì?

    Quản lý tài chính cá nhân bao gồm các hoạt động: lập ngân sách thu chi, quản lý tiền gửi ở ngân hàng, quản lý các khoản vay, đầu tư, lập kế hoạch hưu trí. Nói một cách đơn giản, quản lý tài chính cá nhân là quản lý tiền bạc để đạt được mục tiêu tài chính mà bạn hướng đến trong tương lai.  

    Cách để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

    1. Xây dựng bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân

    Một trong những bước bắt buộc cần có trong quản lý tài chính cá nhân là xây dựng bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân. Bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân giúp bạn theo dõi tình hình thu chi, từ đó kịp thời điều chỉnh các khoản chi không cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.

    Xác định thu nhập ròng: thu nhập ròng là số tiền thực nhận sau khi khấu trừ thuế và các khoản đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn là người được trả lương cố định thì thu nhập ròng của bạn có thể ổn định, nhưng nếu làm công việc thời vụ, tự kinh doanh hoặc ăn chia hoa hồng bán hàng thì bạn cần xác định phần thu nhập tối thiểu hàng tháng này.

    Liệt kê và phân loại chi tiêu: ghi chép các khoản chi tiêu cá nhân có thể giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu chi tiêu của mình và để điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu tài chính đề ra. Thông thường, chi tiêu được chia thành chi tiêu bắt buộc và chi tiêu tùy ý. Chi tiêu bắt buộc bao gồm các khoản bạn luôn phải chi trả hàng tháng, như nhà ở, xăng xe, ăn uống, thanh toán thẻ tín dụng hoặc các khoản vay khác. Ngoài ra, cũng không nên bỏ quên khoản chi tiêu tùy ý cho những thứ bạn thích như du lịch, ăn ngoài, đi chơi với bạn bè, … mặc dù khoản này không phải lúc nào cũng cần thiết.

    Xác định phần cho quỹ khẩn cấp, tiết kiệm, đầu tư: xác định xem mình sẽ dành bao nhiêu thu nhập cho quỹ khẩn cấp, bao nhiêu cho tiết kiệm và bao nhiêu dùng đnể đầu tư.

    Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh: theo dõi và đánh giá hiệu quả kế hoạch thường xuyên, sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với sự thay đổi thu nhập, chi phí và mục tiêu.

    Hiện nay có rất nhiều nguyên tắc chia ngân sách hay được áp dụng để quản lý tài chính cá nhân. Một trong những nguyên tắc phổ biến nhất là nguyên tắc 50-30-20. Theo nguyên tắc 50/30/20, bạn nên dành 50% thu nhập của mình cho các khoản chi thiết yếu (bắt buộc), 30% dành cho sở thích cá nhân, và 20% dùng để tiết kiệm hoặc trả nợ.

    2. Xây dựng quỹ khẩn cấp

    Quỹ khẩn cấp là số tiền bạn để dành ra cho các tình huống bất ngờ như mất việc, bệnh tật, v.v. Một quỹ khẩn cấp lý tưởng nên bằng từ 6 tháng đến 12 tháng sinh hoạt phí của bản. Quỹ khẩn cấp nên được gửi tiết kiệm ngân hàng để có thể rút ra khi cần thay vì dùng làm vốn đầu tư. Bạn nên xây dựng quỹ khẩn cấp trước khi đến bước đầu tư để tránh rút vốn giữa lúc nắm giữ.

    3. Đầu tư thông minh

    Một phần tài sản tiết kiệm được nên được dùng để đầu tư đúng cách để làm gia tăng tài sản trong dài hạn. Bạn cần hiểu rõ các loại hình đầu tư và rủi ro đi kèm. Nguyên tắc là lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao. Một số kênh đầu tư phổ biến bao gồm:

    Cổ phiếu: đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết để nhận được lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu hoặc chi trả cổ tức

    Trái phiếu: đầu tư vào trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt sẽ giúp nhà đầu tư hưởng được dòng thanh toán lợi tức định kỳ với lợi suất hấp dẫn

    Quỹ đầu tư: đầu tư vào các quỹ bằng cách mua chứng chỉ quỹ, quỹ đầu tư được các nhà đầu tư chuyên nghiệp quản lý và đa số được đa dạng hóa danh mục nên rủi ro cũng thấp hơn cổ phiếu.

    4. Xây dựng các thói quen tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân

    Hạn chế vay tiền

    Khi nhắc đến quản lý tài chính cá nhân, lời khuyên phổ biến nhận được là đừng bao giờ chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng hầu hết mọi người đều phải vay mượn và mắc nợ. Mắc nợ là có lợi nếu khoản nợ đó dùng để mua tài sản, mang lại lợi ích về lâu dài. Mặt khác, việc giảm thiểu các khoản vay nợ có thể giải phóng thu nhập của bạn để đầu tư vào nơi khác hoặc gửi tiết kiệm để nhận được lợi ích tối đa từ lãi kép.

    Hạn chế mua trước – trả sau

    Ngày nay, xu hướng thanh toán trả sau đang dần trở nên thịnh hành trong mua sắm hàng hóa. Song, thanh toán trả sau có thể trở thành con dao hai lưỡi với người sử dụng nó. Khi sử dụng thanh toán trả sau, bạn cần ghi nhớ các mốc thời gian để trả nợ để không bị tính phí quá hạn thanh toán - khoản phí cao hơn nhiều so với tiền lãi. Thêm vào đó, với hạn mức vay cao và tâm lý “mua trước, trả sau” khiến cho nhiều người không nhận ra mình đang tiêu xài quá mức. Từ đó dẫn tới việc chi tiêu bất hợp lý và dẫn tới các khoản nợ không đáng có.

    Theo dõi sát sao các khoản chi tiêu

    Sở hữu các thói quen chi tiêu lành mạnh giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai trong tương lai. Qua đó, bạn có thể hạn chế được việc “vung tay quá trán” và quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân hoặc lập bảng kế hoạch chi tiêu của riêng bản thân để tiện cho việc theo dõi chi tiêu của mình.

    5. Tìm kiếm sự trợ giúp

    Nếu nhận thấy việc quản lý tài chính cá nhân khó khăn, hãy cân nhắc tìm đến một cố vấn tài chính cá nhân hoặc các nền tảng hỗ trợ bạn trong việc xây dựng kế hoạch tài chính một cách hoàn chỉnh.

    Tititada là ứng dụng đi đầu trong việc sử dụng công nghệ trong giúp khách hàng xây dụng và quản lý danh mục đầu tư cá nhân hóa. Bạn có thể sử dụng chức năng cố vấn robo “cá nhân hóa” của Tititada như một cách tiếp cận cố vấn tài chính cá nhân cho danh mục đầu tư của mình, tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro lợi nhuận kỳ vọng của bạn.

    Để tạo một danh mục đầu tư cá nhân hóa ngay trên ứng dụng Tititada, bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau:

    - Bước 1: Tải ứng dụng Tititada tại link sau và thực hiện đăng nhập/đăng ký theo hướng dẫn.

    https://afclick.tititada.com/QA53/3tbv06xg

    - Bước 2: Sau khi hoàn tất đăng nhập, xuất hiện màn hình tại “Trang chủ”, bạn chọn “Tài khoản” ở góc dưới cùng bên phải của màn hình và tiếp tục chọn tính năng “Xây dựng danh mục”.

    - Bước 3: Sau khi màn hình xuất hiện trang “Xây dựng danh mục”, để được Tititada tư vấn, bạn click chọn “Tạo danh mục” trong khung câu hỏi “Bạn muốn có một danh mục CÁ NHÂN hóa” phía bên dưới của màn hình.

    - Bước 4: Sau khi tham khảo tỷ suất sinh lời của từng loại danh mục tại các cột mốc thời gian khác nhau cũng như các loại tài sản tài chính có trong danh mục đó, bạn chọn loại danh mục phù hợp với bạn nhất bằng cách click “Đầu tư ngay”.

    Các loại danh mục đầu tư của Tititada được xếp theo mức độ tăng dần của mức độ chấp nhân rủi ro là: (1)  An toàn, (2) An toàn có thu nhập, (3) Cân bằng, (4) Tăng trưởng có thu nhập, (5) Tăng trưởng, (6) Tăng trưởng cao và (7) Siêu tăng trưởng.

    - Bước 5: Màn hình xuất hiện hộp thoại, bạn chọn tần suất đầu tư (một lần/định kỳ) và nhập số tiền vốn muốn đầu tư. Sau đó click “Đầu tư” để hoàn thành.

    Như vậy, chỉ với số tiền tối thiểu là 500,000đ, bạn đã có thể tiếp cận cố vấn tài chính cá nhân cho riêng mình bằng công cụ cố vấn robo AI trên app của Tititada. Thử ngay tính năng này với Tititada nhé!

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán