Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tỷ lệ thu hồi nợ là gì?

Nội dung

    Ngoài ra, tỷ lệ thu hồi nợ cũng có thể được định nghĩa là giá trị còn lại của khoản đầu tư vào doanh nghiệp đi vay khi nó trải qua tình trạng vỡ nợ hoặc phá sản.

    Tỷ lệ thu hồi nợ cho phép bạn ước tính được tổn thất có thể phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ, hay còn được gọi là Tỷ lệ tổn thất ước tính (Loss given default or LGD) và được tính theo công thức:

    1 – Tỷ lệ thu hồi nợ = Tỷ lệ tổn thất ước tính LGD

    Vì vậy, nếu tỷ lệ thu hồi nợ là 60% thì LGD sẽ là 40%. Nói cách khác, nếu một công ty có khoản nợ trị giá 200 triệu đồng thì tổn thất phát sinh ước tính của người cho vay nếu công ty đó vỡ nợ sẽ là 80 triệu đồng (40% của 200 triệu đồng).

    Đặc điểm của tỷ lệ thu hồi nợ

    Tỷ lệ thu hồi của các khoản nợ có thể sẽ rất khác nhau vì chúng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như loại công cụ nợ, các vấn đề của công ty và điều kiện kinh tế vĩ mô. Loại công cụ nợ và mức độ ưu tiên hoàn trả của khoản nợ đó trong cấu trúc vốn của công ty, là hai trong số những yếu tố có tính quyết định nhất đối với tỷ lệ thu hồi nợ. Nói một cách dễ hiểu, tỷ lệ thu hồi nợ bị ảnh hưởng bởi mức độ ưu tiên hoàn trả của khoản nợ, nghĩa là nợ cấp cao thường sẽ có tỷ lệ thu hồi cao hơn so với nợ thứ cấp.

    Công ty luôn phải quyết định cấu trúc vốn của mình sẽ như thế nào và nhu cầu sử dụng vốn ra sao, trong đó sẽ gồm quyết định tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ, hay đòn bẩy. Các công cụ nợ được phát hành bởi một công ty có mức độ nợ liên quan đến tài sản thấp thường sẽ có tỷ lệ thu hồi nợ cao hơn, so với công ty có tổng nợ cao hơn vượt trội. Ví dụ: tỷ lệ thu hồi đối với trái phiếu có đảm bảo cấp cao thường sẽ cao hơn, trong khi người nắm giữ trái phiếu thứ cấp có thể chỉ nhận được tỷ lệ thu hồi nợ thấp, hoặc gần bằng không.

    Yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ thu hồi nợ có thể kể đến là điều kiện kinh tế vĩ mô, bao gồm các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tỷ lệ vỡ nợ chung và điều kiện thanh khoản. Một số lượng lớn các công ty không trả được nợ, đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng thì tỷ lệ thu hồi nợ có thể thấp hơn nhiều so với thời kỳ nền kinh tế bình thường. Theo nghiên cứu “Vỡ nợ doanh nghiệp và Tỷ lệ thu hồi nợ, 1920 – 2008” của Moody đã cho thấy, tỷ lệ thu hồi nợ trung bình của trái phiếu cấp cao không có đảm bảo đã giảm từ 53.3% trong năm 2007 xuống 33.8% trong năm 2008, sau khi cuộc Đại Suy thoái kinh tế đã làm cho nền kinh tế Mỹ lao dốc trong giai đoạn 2007-2009.

    Tỷ lệ thu hồi nợ và cho vay

    Trong cho vay, tỷ lệ thu hồi nợ cũng có thể được áp dụng cho khoản tiền mặt liên quan đến các khoản vay hoặc tín dụng, và được bù đáp bằng giá trị thanh lý của tài sản thế chấp hoặc có thể bị biến mất hoàn toàn nếu phá sản. Hiểu được cách tính và áp dụng đúng tỷ lệ thu hồi nợ phù hợp có thể giúp doanh nghiệp thiết lập mức lãi suất cũng như điều khoản cho các giao dịch tín dụng trong tương lai. Ví dụ: nếu tỷ lệ thu hồi nợ thấp hơn dự kiến, người cho vay có thể tăng lãi suất cho khoản vay hoặc rút ngắn kỳ thanh toán để kiếm soát rủi ro gia tăng một cách tốt hơn.

    Bạn có thể tính tỷ lệ thu hồi nợ bằng cách nào?

    Để tính tỷ lệ thu hồi nợ, trước tiên bạn cần phải xác định khoản cho vay nào được yêu cầu gia hạn và thiết lập khoảng thời gian gia hạn, chẳng hạn như tuần, tháng hoặc năm. Sau đó, hãy tính tổng số tiền được gia hạn trong khoảng thời gian nhất định cũng như tổng số tiền mà bên đi vay đã hoàn trả cho công cụ nợ đó. Cuối cùng, bạn chia tổng số tiền được thanh toán cho tổng số nợ, kết quả đó sẽ là tỷ lệ thu hồi nợ.

    Ví dụ: trong một tuần, bạn cho gia hạn 300 triệu đồng tín dụng và chỉ nhận được khoản thanh toán 40 triệu đồng, như vậy, 40/300 = 13.33% là tỷ lệ thu hồi nợ trong tuần đó của bạn.

    Một số vấn đề khác liên quan đến tỷ lệ thu hồi nợ

    Tầm quan trọng của tỷ lệ thu hồi nợ

    Tỷ lệ thu hồi nợ là phần trăm của tổng khoản nợ không có khả năng hoàn trả được, mà người cho vay có thể thu hồi được. Đây cũng là giá trị còn lại của khoản đầu tư vào doanh nghiệp đi vay khi nó trải qua tình trạng vỡ nợ hoặc phá sản.

    Tại sao cần hiểu tỷ lệ thu hồi nợ

    Biết được tỷ lệ khoản nợ bạn có thể thu hồi được sẽ hữu ích cho việc thiết lập các điều khoản và mức lãi suất cho các giao dịch tín dụng trong tương lai. Nó cho phép người cho vay có thể tính toán trước được rủi ro một cách chính xác.

    Tỷ lệ thu hồi có giống nhau đối với tất cả các khoản nợ không?

    Câu trả lời là không. Tỷ lệ này là khác nhau tùy thuộc vào từng loại công cụ nợ. Nhìn chung, nợ cấp cao có tỷ lệ thu hồi cao hơn so với nợ thứ cấp. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tốc độ thu hồi nợ bao gồm cấu trúc vốn của công ty, loại công cụ nợ, mức độ nợ và các vấn đề kinh tế vĩ mô.

    Tóm tắt:

    - Tỷ lệ thu hồi nợ là tỷ lệ phần trăm khoản vay hoặc nghĩa vụ nợ ước tính vẫn sẽ được hoàn trả cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp đi vay vỡ nợ hoặc phá sản.

    - Trong cấu trúc vốn của một công ty, nợ cấp cao thường sẽ có tỷ lệ thu hồi cao hơn trong khi tỷ lệ thu hồi của nợ thứ cấp có thể giảm xuống mức thấp gần như bằng không.

    - Làn sóng vỡ nợ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho tỷ lệ thu hồi nợ trung bình của trái phiếu cấp cao không có đảm bảo giảm từ 53.3% xuống còn 33.8% trong năm 2008.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán

      Bài viết liên quan