Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 2

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tỷ số tài chính còn được ví như những con số “biết nói” khi nó giúp phản ánh sức khỏe tài chính của một công ty.

    - Tính toán và so sánh tỷ số tài chính sẽ giúp bạn đánh giá tình hình tài chính và tiềm năng của công ty một cách dễ dàng hơn.  

    Sử dụng chỉ số tài chính doanh nghiệp

    Việc sử dụng các chỉ số tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư, quản lý và các bên liên quan đánh giá toàn diện sức khỏe tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn các nhóm chỉ số quan trọng: đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và giá trị thị trường.

    Bài Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 1 giới thiệu và tính toán hai nhóm tỷ số quan trọng đầu tiên đối với một doanh nghiệp, là tỷ số thanh khoản và tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động.

    Nhóm 3: Tỷ số đo lường đòn bẩy tài chính (Leverage)

    1. Tỷ số nợ

    Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

    TTỷ số nợ phản ánh mức độ phụ thuộc tài chính của công ty vào vốn vay để tài trợ cho tài sản. Đây là một chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ nào. Tỷ số càng cao, mức độ rủi ro tài chính càng lớn do gánh nặng trả nợ gia tăng.

    Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

    Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa nợ vay và vốn tự có trong cơ cấu vốn, cho biết công ty có mức độ độc lập tài chính ra sao. Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, tỷ số này thường được sử dụng để đánh giá sự cân bằng giữa hai nguồn vốn chủ yếu.

    2. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

    Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Chi phí lãi vay phải trả

    Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng của công ty trong việc chi trả chi phí lãi vay từ nguồn lợi nhuận hoạt động của mình. Theo đó, chỉ số này liên quan nhiều hơn đến nghĩa vụ tài chính dài hạn, khác với các tỷ số thanh toán được đề cập ở Nhóm 1, chỉ tập trung vào thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản.

    Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay càng cao tức là lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao, hoặc là chi phí lãi vay thấp. Giả sử lãi vay không thay đổi, lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh hiệu quả. Trong trường hợp này, nếu lãi vay phát sinh tăng, thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao đã giúp công ty đảm bảo mức độ chi trả đầy đủ. Tuy nhiên, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay quá cao cũng cho thấy công ty chưa tận dụng nợ vay một cách hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến tiềm năng sinh lời trong tương lai.  

    Nhóm 4: Tỷ số đo lường khả năng sinh lời (Profitability)

    1. Tỷ suất lợi nhuận

    Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

    Tỷ suất lợi nhuận gộp, hay biên lợi nhuận gộp, sẽ giúp bạn biết được công ty đã tạo ra bao nhiêu doanh thu sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ (tức là giá vốn hàng bán). Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, đây là thước đo quan trọng phản ánh năng lực tạo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. 

    Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

    Tỷ suất lợi nhuận ròng, hay biên lợi nhuận sau thuế (ROS), cho thấy công ty đã thực sự kiếm được lợi nhuận là bao nhiêu trong doanh thu thuần. Ví dụ, tỷ suất lợi nhuận ròng là 40%, thì công ty đã thu được 40 đồng lợi nhuận ròng từ 100 đồng doanh thu thuần của mình. Do đó, tỷ số này sẽ cho thấy hiệu quả kiểm soát chi phí để vận hành hoạt động kinh doanh của công ty.

    2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

    Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế/Bình quân tổng tài sản (đầu kỳ và cuối kỳ)

    Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) sẽ giúp phản ánh lợi nhuận mà công ty có được từ việc sử dụng tổng tài sản, tức công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng trên một đơn vị tài sản. Các tài sản này là tổng nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, bao gồm cả vốn vay (nợ) và vốn chủ sở hữu.

    3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

    Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Bình quân vốn chủ sở hữu (đầu kỳ và cuối kỳ)

    Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh tỷ suất lợi nhuận mà ban quản lý công ty đã tạo ra được từ số vốn mà các cổ đông đã góp, sau khi thanh toán cho các chủ thể cung cấp vốn khác (như chủ nợ, nhà đầu tư cổ phiếu ưu đãi).

    Nếu công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi, thì lợi nhuận trong công thức là lợi nhuận sau thuế. Còn trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi mà chỉ tính tỷ suất lợi nhuận cho cổ đông phổ thông, thì lợi nhuận được tính toán sẽ là lợi nhuận sau thuế trừ đi cổ tức đã trả cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi. Tuy nhiên, để so sánh các tỷ số một cách đơn giản, người ta thường coi cổ phiếu ưu đãi thuộc vốn chủ sở hữu.  

    Nhóm 5: Tỷ số đo lường giá trị thị trường (Market value)

    1. Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

    Thu nhập trên một cổ phiếu = (Lợi nhuận sau thuế- Cổ tức ưu đãi)/Bình quân số cổ phiếu thường đang lưu hành

    Thu nhập trên một cổ phiếu, hay EPS, cho thấy giá trị lợi nhuận sau thuế tính trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành. Tý số này sẽ giúp bạn có thể đánh giá lợi nhuận tương đối của công ty, hoặc so sánh hiệu suất với các công ty trong cùng ngành. EPS cao hơn thường cho thấy công ty đang mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho cổ đông của họ.

    Theo công thức, lợi nhuận sau thuế ở đây có thể là lợi nhuận được dùng để phân phối cho cổ đông. Tuy nhiên, nếu công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi thì lợi nhuận trong công thức được lấy từ lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi. Đối với mẫu số, do số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty thường xuyên thay đổi, nên việc tính bình quân số lượng cổ phiếu sẽ giúp EPS được phản ánh một cách chính xác hơn.

    2. Cổ tức trên một cổ phiếu (DIV)

    Cổ tức trên một cổ phiếu = Số tiền trả cổ tức/ Bình quân số cổ phiếu thường lưu hành

    Cổ tức trên một cổ phiếu, hay DIV, sẽ cho bạn thấy được giá trị khoản cổ tức nhà đầu tư nhận được tính trên một cổ phiếu phổ thông mà họ nắm giữ. Số tiền trả cổ tức cho nhà đầu tư sẽ được lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty, và phương án chi trả cổ tức sẽ được thông qua tại đại hội cổ đông.  

    3. Tỷ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E)

    Tỷ số P/E = Giá thị trường của một cổ phiếu/Thu nhập trên một cổ phiếu

    Tỷ số P/E thể hiện mối quan hệ giữa thị giá của một cổ phiếu và lợi nhuận của cổ phiếu đó, phản ánh mức giá mà nhà đầu tư chấp nhận trả cho một cổ phiếu để nhận được một khoản lợi nhuận tương ứng.

    P/E cũng là một trong những phương pháp định giá phổ biến. Theo lý thuyết, cổ phiếu có tỷ số P/E thấp, có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đang bị định giá thấp. Ngược lại, tỷ số P/E cao cho thấy cổ phiếu được định giá cao hoặc thị trường đang kỳ vọng vào đà tăng trưởng của công ty trong tương lai.

    Trên thực tế, các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn trung bình ngành, thị trường vẫn “sẵn sàng” trả một mức giá cao hơn cho cổ phiếu đó, với kỳ vọng sẽ nhận lại thu nhập tương xứng trong tương lai. Do đó, để đánh giá xem P/E của cổ phiếu hiện đang cao hay thấp, bạn cần xem xét nhều yếu tố khác nhau như: giai đoạn hiện tại của công ty trong chu kỳ phát triển của ngành, đặc trưng ngành, v.v. Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, P/E thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành

    4. Tỷ số giá giá thị trường trên giá trị sổ sách một cổ phiếu (P/B)

    Tỷ số P/B = Giá thị trường của một cổ phiếu/Giá trị sổ sách của một cổ phiếu

    Tỷ số P/B phản ánh thị giá của một cổ phiếu đang gấp bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Đây cũng là một cách tiếp cận để định giá một cổ phiếu (định giá P/B). Theo đó, P/B sẽ cho bạn biết được cổ phiếu nào đang bị định giá thấp so với giá trị nội tại của chúng. Nếu một cổ phiếu có P/B bé hơn 1, thì cổ phiếu đó đang được thị trường giao dịch dưới giá trị nội tại, và ngược lại. Tuy nhiên, giống như chỉ số P/E, bạn cũng cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá mức độ cao hay thấp của chỉ số P/B một cách phù hợp nhất.

    Việc hiểu rõ các chỉ số tài chính doanh nghiệp và áp dụng hợp lý vào quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư, quản lý và các chuyên gia tài chính đưa ra những quyết định chính xác, toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

    Dưới đây là bảng tổng hợp các công thức đã được nêu trong ba nhóm tỷ số tài chính, qua đó có thể giúp bạn theo dõi và tính toán các tỷ số nhanh hơn.        

    Nguồn: Tititada


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan

    Backlog & Hiệu quả vận hành

    Backlog & Hiệu quả vận hành

    Backlog & Hiệu quả vận hành

    26/05/25

    Tài trợ thanh toán trước khi giao hàng (PDP) là gì?

    Tài trợ thanh toán trước khi giao hàng (PDP) là gì?

    Tài trợ thanh toán trước khi giao hàng (PDP) là gì?

    14/02/24

    Dự trữ bắt buộc của ngân hàng là gì?

    Dự trữ bắt buộc của ngân hàng là gì?

    Dự trữ bắt buộc của ngân hàng là gì?

    08/02/24

    Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 2

    Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 2

    Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 2

    23/12/23

    Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 1

    Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 1

    Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 1

    22/12/23

    Tính thanh khoản của tài sản là gì?

    Tính thanh khoản của tài sản là gì?

    Tính thanh khoản của tài sản là gì?

    17/09/23

    Giá trị cộng hưởng trong M&A là gì?

    Giá trị cộng hưởng trong M&A là gì?

    Giá trị cộng hưởng trong M&A là gì?

    08/08/23

    Các chỉ số tài chính quan trọng của ngân hàng

    Các chỉ số tài chính quan trọng của ngân hàng

    Các chỉ số tài chính quan trọng của ngân hàng

    15/06/23

    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ vs. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư

    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ vs. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư

    Tỷ suất hoàn vốn nội bộ vs. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư

    21/04/23

    Khấu hao tài sản vô hình vs. tài sản hữu hình

    Khấu hao tài sản vô hình vs. tài sản hữu hình

    Khấu hao tài sản vô hình vs. tài sản hữu hình

    20/04/23

    Tỷ lệ thu hồi nợ là gì?

    Tỷ lệ thu hồi nợ là gì?

    Tỷ lệ thu hồi nợ là gì?

    27/03/23

    Phân tích chi phí - lợi ích là gì?

    Phân tích chi phí - lợi ích là gì?

    Phân tích chi phí - lợi ích là gì?

    22/03/23

    Hoán đổi nợ thành cổ phần và trường hợp tại Việt Nam

    Hoán đổi nợ thành cổ phần và trường hợp tại Việt Nam

    Hoán đổi nợ thành cổ phần và trường hợp tại Việt Nam

    02/07/25

    Tất tần tật về Trung Nam Group

    Tất tần tật về Trung Nam Group

    Tất tần tật về Trung Nam Group

    25/06/25

    Báo cáo ngành Chứng khoán

    Báo cáo ngành Chứng khoán

    Báo cáo ngành Chứng khoán

    12/06/25

    Backlog & Hiệu quả vận hành

    Backlog & Hiệu quả vận hành

    Backlog & Hiệu quả vận hành

    26/05/25

    Báo cáo phân tích lần đầu VPB

    Báo cáo phân tích lần đầu VPB

    Báo cáo phân tích lần đầu VPB

    15/05/25

    Chia tách doanh nghiệp: Phá vỡ để phát triển mạnh mẽ hơn

    Chia tách doanh nghiệp: Phá vỡ để phát triển mạnh mẽ hơn

    Chia tách doanh nghiệp: Phá vỡ để phát triển mạnh mẽ hơn

    27/04/25

    Thị trường bancassurance tại Việt Nam

    Thị trường bancassurance tại Việt Nam

    Thị trường bancassurance tại Việt Nam

    21/04/25

    Tình hình ngành cảng biển Việt Nam

    Tình hình ngành cảng biển Việt Nam

    Tình hình ngành cảng biển Việt Nam

    21/04/25

    Báo cáo phân tích lần đầu HPG

    Báo cáo phân tích lần đầu HPG

    Báo cáo phân tích lần đầu HPG

    15/04/25

    Báo cáo phân tích lần đầu PC1

    Báo cáo phân tích lần đầu PC1

    Báo cáo phân tích lần đầu PC1

    03/04/25

    Báo cáo phân tích lần đầu MWG

    Báo cáo phân tích lần đầu MWG

    Báo cáo phân tích lần đầu MWG

    06/03/25

    Báo cáo phân tích lần đầu VCI

    Báo cáo phân tích lần đầu VCI

    Báo cáo phân tích lần đầu VCI

    28/02/25