Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Visa và MasterCard là hai tổ chức trung gian thanh toán, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và thanh toán quốc tế.

    - Visa và MasterCard chiếm tổng cộng 90% số giao dịch toàn cầu bên ngoài Trung Quốc.

    Thẻ Visa hay Mastercard là gì?

    Quy mô thị trường cung cấp giải pháp và xử lý thanh toán có giá trị 61.1 tỷ USD vào năm 2023. Đồng thời, thị trường này cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình ở mức 10.5% hàng năm từ 2024-2032 (Global Market Insight). Cơ sở cho sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển của thương mại điện tử và thanh toán số toàn cầu, lần lượt được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng 9.49% và 9.52% hàng năm từ 2024-2029 (Statista).

    Hiện tại, thị trường thanh toán toàn cầu đang được thống trị bởi Visa và MasterCard, chiếm đến 90% lượng giao dịch toàn cầu bên ngoài Trung Quốc và có tổng giá trị thị trường khoản 850 tỷ USD. Ngoài ra, cả hai cũng có độ phủ rộng lớn trên 200 quốc gia và vũng lãnh thổ.

    Visa hay MasterCard đóng vai trò là trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giữa người tiêu dùng, bên kinh doanh và các tổ chức tín dụng. Visa và MasterCard không tự phát hành thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng mà ký kết hợp tác với các tổ chức tín dụng hay ngân hàng đối tác - là bên phát hành thẻ dưới thương hiệu Visa hoặc MasterCard. Visa và MasterCard cung cấp hạ tầng và mạng lưới thanh toán nhằm đảm bảo an toàn và liền mạch của các giao dịch trên toàn cầu.

    Visa: Visa Inc. được thành lập năm 1958 bởi Bank of America với tên gọi ban đầu là BankAmericard, cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng và dịch vụ thanh toán điện tử chủ yếu nhắm đến tầng lớp trung lưu và các mô hình kinh doanh nhỏ. Kể từ năm 1976, BankAmericard được đổi tên thành Visa. 2007, Visa trở thành công ty đa quốc gia và tách rời hoạt động khỏi ngân hàng, trở thành công ty độc lập và niêm yết trên sàn chứng khoán New York.

    MasterCard: Năm 1966, Interbank Card Association được thành lập từ một nhóm các ngân hàng nhằm cạnh tranh với BankAmericard. Năm 1969, Interbank Card Association (ICA) cho ra mắt dòng thẻ Master Charge, là thẻ thanh toán liên ngân hàng. Sau đó đổi tên thành MasterCard vào năm 1979. Năm 2006, MasterCard chuyển đổi từ công ty đồng sở hữu của các ngân hàng trở thành công ty đại chúng.

    Visa và MasterCard và quá trình thống lĩnh thị trường thanh toán

    Vì thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng có nguồn gốc từ Mỹ, Visa và MasterCard đã có khởi đầu thuận lợi hơn trên phạm vi toàn cầu khi cả hai đều được thành lập vào năm 1966.

    Thẻ tín dụng đầu tiên được Diner Club cho ra mắt vào năm 1950, nối tiếp bởi American Express vào năm 1958. American Express cho ra mắt thẻ tín dụng bằng nhựa đầu tiên vào năm 1959 trong đó dải từ được phát triển bởi IBM.

    Trước sự thành công của American Express, Visa và MasterCard cũng được cho ra mắt bởi các ngân hàng lớn chủ chốt tại Mỹ, đây là khởi đầu cho sự độc quyền của bộ đôi này trở về sau. Trong một thời gian dài, Visa và MasterCard đã sử dụng các hợp đồng hạn chế nhằm tạo lợi thế cho mình. Các cửa hàng, thương gia không có lựa chọn nào khác ngoài việc giao dịch với hai thương hiệu này do thiếu các giải pháp thay thế. Nhằm ngăn cản đối thủ mở rộng thị trường, các ngân hàng có liên quan đến Visa và MasterCard cũng từ chối phát hành các thẻ của thương hiệu khác (AMEX) và các thương gia cũng từ chối chấp nhận chúng.

    Đáp lại hành vi cạnh tranh thiếu công bằng, American Express đã kiện MasterCard và Visa vì hành vi độc quyền và đã thắng kiện. Kết quả là, bộ đôi độc quyền này bị buộc phải chấm dứt các hoạt động hạn chế kể trên. Tuy nhiên, các quy định pháp lý này chỉ có thể làm chậm quá trình bành trướng của hai công ty này. Trong khi vụ kiện diễn ra, MasterCard và Visa đã tiếp tục củng cố vị thế thống lĩnh trên thị trường. Với ưu thế về độ phủ, quy mô lớn và hỗ trợ từ các định chế tài chính lớn nhất tại Mỹ, vị thế độc quyền của Visa và MasterCard lúc đó gần như là không thể phá vỡ.

    Cách Visa và MasterCard tạo ra thu nhập

    Một giao dịch sử dụng thẻ tín dụng bao gồm: người mua, người bán, ngân hàng bên người mua (cung cấp dịch vụ thẻ), và ngân hàng bên người bán. Và, bên cung cấp mạng lưới thanh toán như Visa và MasterCard là trung gian kết nối mạng lưới thanh toán giữa các bên.Mỗi bên cùng chia sẻ một phần lợi nhuận từ phí giao dịch

    - Đầu tiên, người mua thực hiện giao dịch bằng thẻ.

    - Sau đó, người bán chấp nhận thẻ. Lúc này, bên người bán sẽ phải trích ra một khoản phí gọi là phí giao dịch liên ngân hàng (interchange fee). Phí này dao động từ 1.5% - 3.5% tùy theo loại thẻ sử dụng và các yếu tố khác.

    - Ngân hàng phát hành (issuing bank) là bên nhận được khoản phí này trước tiên, vì họ phải chịu chi phí tìm kiếm khách hàng, phát hành thẻ và chịu rủi ro tín dụng. Ngoài ra, khoản tiền này là nguồn tài trợ trở lại cho các ưu đãi đi kèm với thẻ.

    - Vai trò của Visa hay MasterCard trong các giao dịch này là kết nối các bên liên quan (thẻ bên mua, ngân hàng bên mua, ngân hàng bên bán và máy POS bên bán), khoản phí mà các tổ chức này thu gọi là phí thẩm định (assessment fee), chiếm khoản 0.15% giá trị giao dịch, tương đương 4-10% số tiền mà người bán phải trả.

    Ngoài ra, Visa và Mastercard cũng có thể tính các loại phí khác: (1) phí xử lý giao dịch đối với người dùng, (2) tính phí dịch vụ phân tích người dùng, dịch vụ phát hiện gian lận đối với các ngân hàng, (3) phí thêm đối với giao dịch xuyên biên giới do các giao dịch này có rủi ro cao hơn và liên quan đến chuyển đổi tiền tệ (4) phí bản quyền thương hiệu do các tổ chức tín dụng chi trả.

    Nhìn chung, tiềm năng mở rộng của thị trường xử lý thanh toán là rất lớn: càng nhiều giao dịch xử lý qua hệ thống mang lại càng nhiều doanh thu mà chi phí không tăng theo cùng tỷ lệ. Khả năng mở rộng kết hợp với hiệu ứng mạng lưới và lợi thế phân phối được xem là ba khía cạnh quan trọng nhất để tạo nên vị thế độc quyền hiện tại của bộ đôi này – một trong những thế độc quyền lớn nhất trên thế giới.

    Visa

    Năm tài chính 2023 (30/09/2022-30/09/2023)

    - Trong năm 2023, Visa xử lý 216.6 tỷ giao dịch, với tổng giá trị giao dịch là 12,300 tỷ USD, trải rộng khắp 160 đơn vị tiền tệ.

    - Doanh thu năm 2023 của Visa đạt 45 tỷ USD, trong đó 12.3 tỷ USD được trả cho các tổ chức đối tác để phát triển mạng lưới. Trong đó, doanh thu từ xử lý dữ liệu là 16 tỷ USD, phí dịch vụ 14.8 tỷ USD, doanh thu từ giao dịch quốc tế là 11.6 tỷ USD.

    - Doanh thu thuần năm 2023 đạt 32.7 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế (non-GAAP) đạt 18.3 tỷ USD tương đương với biên lợinhuận sau thuế đạt mức 56%.

    - Tính đến hết 2023, có tổng cộng 4.3 tỷ thẻ thanh toán VISA trên toàn cầu.

    Năm tài chính 2024 (30/09/2023-30/09/2024)

    - Sang năm 2024, Visa xử lý 233.8 tỷ giao dịch (+9.9% so với 2023), tổng giá trị giao dịch đạt 13,200 tỷ USD (+7.3% so với 2023)

    - Doanh thu năm thuần 2024 đạt 35.9 tỷ USD (+10.1% so với 2023), lợi nhuận sau thuế (non-GAAP) đạt 20.4 tỷ USD (+11.5% so với 2023). Tương đương biên lợi nhuận sau thuế đạt 56.8% (+0.8 điểm phần trăm so với 2023)

    - Tính đến hết 2024, có tổng cộng 4.6 tỷ thẻ thanh toán VISA trên toàn cầu.

    Mastercard

    Năm tài chính 2022

    - Năm 2022, Mastercard xử lý 125.7 tỷ giao dịch, tổng giá trị giao dịch đạt 8,200 tỷ USD.

    - Doanh thu thuần năm 2022 đạt 22.2 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế (non-GAAP) đạt 10.3 tỷ USD tương đương với biên lợi nhuận sau thuế đạt mức 46.4%.

    - Số thẻ được phát hành dưới thương hiệu MasterCard tính đến hết năm 2022 đạt 2.7 tỷ thẻ.

    Năm tài chính 2023

    - Năm 2023, Mastercard xử lý 136 tỷ giao dịch, tổng giá trị giao dịch đạt 9,000 tỷ USD (+9.8% so với 2022)

    - Doanh thu thuần năm 2023 đạt 25.1 tỷ USD (+13% so với 2022), trong đó, 15.8 tỷ USD đến từ phí thu được từ các giao dịch và 9.2 tỷ USD đến từ các dịch vụ giá trị gia tăng, giải pháp (phân tích dữ liệu).

    - Lợi nhuận sau thuế đạt 11.6 tỷ USD (+12.6% so với 2022). Biên lợi nhuận sau thuế tương đương 46.2%.

    - Số thẻ được phát hành dưới thương hiệu MasterCard tính đến hết năm 2023 đạt 2.9 tỷ thẻ.

    Phá vỡ thế độc quyền song phương

    Kể từ những ngày đầu tiên của thị trường xử lý thanh toán vào những năm 1970, 1980; nhiều thực thể đã cố gắng thuyết phục cơ quan quản lý phá vỡ thế độc quyền của Visa và MasterCard, song không thành công. Cho đến năm 2024, vấn đề này vẫn tiếp tục gây tranh cãi hơn bao giờ hết.

    Chẳng hạn như Amazon gần đây đã thông báo về quyền định chấp dứt chấp nhận thẻ tín dụng Visa tại Vương Quốc Anh. Đây là một động thái dường như thể hiện nỗ lực trong việc đàm phán mức phí giao dịch thấp hơn. Sự thất vọng này không phải chỉ riêng đối với Amazon, các nhà bán lẻ lớn như Walmart hay Costco từ lâu cũng đã cố gắng đàm phán để có các điều khoản tốt hơn.

    Tuy nhiên, trường hợp của Amazon là độc nhất vô nhị. Amazon được định giá 1,600 tỷ USD và chiếm đến 40% doanh số thương mại điện tử tại Mỹ, theo eMarketer, Amazon có tầm quan trọng đáng kể đối với hệ thống thanh toán. Sự hiện diện toàn cầu của Amazon trở thành vấn đề đau đầu với Visa và MasterCard bởi nếu giảm phí để hài lòng cho Amazon, họ có thể sẽ làm các ngân hàng đối tác như JPMorgan Chase và Bank of America không hài lòng do phần lớn các khoản phí thu, được dùng để tài trợ cho ưu đãi thẻ tín dụng.

    Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ đã cho ra mắt dịch vụ thanh toán mang tên RuPay. Trong vòng từ 5-6 năm, RuPay đã trở thành nhà phát hành thẻ ghi nợ lớn nhất Ấn Độ tính theo lưu lượng giao dịch và có xu hướng vượt qua Visa và MasterCard. Sự đe dọa từ thị trường lớn như Ấn Độ đã khiến MasterCard và Visa phải phàn nàn với chính phủ Hoa Kỳ cho rằng chính phủ Ấn Độ đang thiên vị RuPay quá mức và tạo ra môi trường cạnh tranh thù địch đối với các công ty khác.

    Mỹ cáo buộc Visa độc quyền thẻ ghi nợ

    Vào tháng 9 năm 2024, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện Visa, cáo buộc gã khổng lồ tài chính này đã kìm hãm cạnh tranh một cách bất hợp pháp để duy trì độc quyền trên thị trường thẻ ghi nợ.

    Bộ Tư pháp cho biết Visa đã trừng phạt các công ty muốn sử dụng mạng lưới thanh toán thay thế và trả tiền cho các đối thủ cạnh tranh tiềm năng để duy trì vị thế của mình trên thị trường.

    Julie Rottenberg, cố vấn chung của Visa, cho biết các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã chọn Visa vì "mạng lưới an toàn và đáng tin cậy" của công ty này. "Vụ kiện ngày hôm nay phớt lờ thực tế rằng Visa chỉ là một trong số nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ ghi nợ đang phát triển, với những người mới tham gia đang phát triển mạnh mẽ. Vụ kiện này là vô căn cứ và chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình một cách mạnh mẽ", bà cho biết.

    Bộ Tư pháp bắt đầu điều tra Visa vào năm 2021. Theo đơn khiếu nại, hơn 60% giao dịch thẻ ghi nợ tại Hoa Kỳ được thực hiện trên mạng lưới thẻ ghi nợ của Visa, cho phép công ty này tính hơn 7 tỷ USD phí mỗi năm để xử lý các giao dịch đó.

    Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng Fintech

    Một mối đe dọa đáng kể khác đối với Visa và Mastercard là khả năng các công ty công nghệ tài chính mới bỏ qua hoàn toàn các mạng lưới thanh toán truyền thống. Các dịch vụ ví kỹ thuật số như PayPal và Block, trước đây gọi là Square, cho phép người tiêu dùng thanh toán trực tiếp cho các đơn vị bán hàng thông qua chuyển khoản ngân hàng. Theo báo cáo của Worldpay, các ví kỹ thuật số này, bao gồm cả Apple Pay, chiếm khoảng một phần ba các giao dịch thương mại điện tử trên khắp Bắc Mỹ và Châu Âu.

    Điều đáng chú ý là người tiêu dùng thường liên kết thẻ của họ với các ví kỹ thuật số này thay vì thực hiện chuyển khoản ngân hàng trực tiếp, vốn vẫn liên quan đến Visa và Mastercard trong quá trình thanh toán. Tuy nhiên, động lực này có thể thay đổi theo thời gian. Tại Trung Quốc, các công ty thống trị như Alipay và WeChat Pay đã kết nối thành công các đơn vị bán hàng và người tiêu dùng trực tiếp.

    Hơn nữa, sự xuất hiện của các công ty "mua trước trả sau" đang phát triển nhanh chóng như Klarna và Affirm, hay Kredivo và Shopee BNPL tại Việt Nam, cung cấp cho người mua sắm tùy chọn chia nhỏ các giao dịch mua hàng của họ thành các đợt trả góp hàng tháng. Điều này gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với thẻ tín dụng.

    Dịch vụ thanh toán tại Việt Nam

    Dịch vụ thanh toán tại Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 6 tháng đầu năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 60% về số lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2023. Đây là kết quả từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và thương mại điện tử.

    Đến cuối tháng 7/2023, cả nước đã có hơn 103 triệu thẻ nội địa và 36.7 triệu thẻ quốc tế lưu hành. Theo bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào, năm 2021, Việt Nam ghi nhận 570 tỷ khoản thanh toán qua thẻ, tăng 20% so với năm trước. Trong các giao dịch này, thẻ tín dụng chiếm 59% tổng khối lượng thanh toán thẻ, trong khi thẻ ghi nợ chiếm 41%.

    Nói riêng về thẻ tín dụng, mặc dù có sự tăng trưởng nhanh, thị phần của thẻ tín dụng nội địa vẫn còn khiêm tốn so với thẻ tín dụng quốc tế. Tính đến tháng 3/2024, Việt Nam có 904,700 thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành, chiếm 8% số lượng thẻ tín dụng quốc tế và chỉ 0.6% tổng số thẻ toàn thị trường. Và, mặc dù doanh số của thẻ tín dụng nội địa năm 2023 tăng hơn 234% so với cùng kỳ năm trước, theo ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS, nhưng thị phần doanh số của loại thẻ này chỉ chiếm từ 0.5% đến 0.9% toàn thị trường.

    Trong khi đó, các tổ chức thẻ quốc tế như Visa và Mastercard hiện chiếm vị thế thống trị tại Việt Nam. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trung bình mỗi năm, các ngân hàng Việt Nam phải trả cho hai tổ chức này khoảng 270 loại phí khác nhau, với tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. Những loại phí này thường cao hơn nhiều so với phí của thẻ nội địa. Chẳng hạn như, phí duy trì thường niên của thẻ tín dụng quốc tế dao động từ 299,000 đồng đến 2 triệu đồng và có thể lên tới hàng chục triệu đồng với các dòng thẻ ưu tiên. Trong khi thẻ tín dụng nội địa chỉ có mức phí khoảng từ 150,000 đồng đến 300,000 đồng.

    Có thể thấy, thị trường Việt nam vẫn phụ thuộc lớn vào các tổ chức dịch vụ thanh toán quốc tế như Visa và Mastercard, tương tự như tình hình tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc phá vỡ thế song quyền này là mối quan tâm chung trên toàn cầu. Tại Mỹ, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý đã thúc đẩy những nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào Visa và Mastercard bằng cách khuyến khích cạnh tranh từ các hệ thống thanh toán khác. Các quốc gia châu Âu cũng đang tìm cách phát triển các mạng lưới thanh toán độc lập để bảo vệ lợi ích kinh tế. Xu hướng này được phản ánh qua việc nhiều quốc gia đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp thanh toán kỹ thuật số nội địa, điển hình như Trung Quốc với UnionPay, Ấn Độ với RuPay, và các nước Đông Nam Á với mạng lưới nội địa như NAPAS tại Việt Nam.

    Nguồn: Tititada tổng hợp

      Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

      Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada
      Tải App Ngay
      hoặc truy cập tititada.com

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán

      Bài viết liên quan

      Báo cáo phân tích lần đầu SSI

      Báo cáo phân tích lần đầu SSI

      Báo cáo phân tích lần đầu SSI

      09/01/25

      Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

      Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

      Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

      08/01/25

      Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

      Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

      Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

      06/01/25

      Tỷ lệ hấp thụ là gì?

      Tỷ lệ hấp thụ là gì?

      Tỷ lệ hấp thụ là gì?

      23/12/24

      Báo cáo phân tích lần đầu FPT

      Báo cáo phân tích lần đầu FPT

      Báo cáo phân tích lần đầu FPT

      17/12/24

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

      15/12/24

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

      13/12/24

      Báo cáo phân tích lần đầu VCB

      Báo cáo phân tích lần đầu VCB

      Báo cáo phân tích lần đầu VCB

      12/12/24

      Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

      Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

      Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

      11/12/24

      Báo cáo phân tích lần đầu KDH

      Báo cáo phân tích lần đầu KDH

      Báo cáo phân tích lần đầu KDH

      10/12/24

      Temu – Team Up Price Down

      Temu – Team Up Price Down

      Temu – Team Up Price Down

      14/11/24

      Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới

      Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới

      Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới

      06/11/24

      Báo cáo phân tích lần đầu SSI

      Báo cáo phân tích lần đầu SSI

      Báo cáo phân tích lần đầu SSI

      09/01/25

      Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

      Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

      Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

      08/01/25

      Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?

      Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?

      Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?

      06/01/25

      Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

      Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

      Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

      06/01/25

      Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

      Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

      Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

      25/12/24

      Tỷ lệ hấp thụ là gì?

      Tỷ lệ hấp thụ là gì?

      Tỷ lệ hấp thụ là gì?

      23/12/24

      Báo cáo phân tích lần đầu FPT

      Báo cáo phân tích lần đầu FPT

      Báo cáo phân tích lần đầu FPT

      17/12/24

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

      15/12/24

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

      Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

      13/12/24

      Báo cáo phân tích lần đầu VCB

      Báo cáo phân tích lần đầu VCB

      Báo cáo phân tích lần đầu VCB

      12/12/24

      Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

      Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

      Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

      11/12/24

      Báo cáo phân tích lần đầu KDH

      Báo cáo phân tích lần đầu KDH

      Báo cáo phân tích lần đầu KDH

      10/12/24