Cải cách kinh tế (Economic Reforms) là quá trình đổi mới chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, luật pháp và quy định nhằm cải thiện hiệu suất và tính hiệu quả của nền kinh tế. Những cải cách này có thể bao gồm các thay đổi trong quản lý tài chính công, chính sách thuế, thị trường lao động, thương mại quốc tế, và các quy định ngành nghề.
Cải cách kinh tế thường được nhắc đến trong bối cảnh chính phủ các quốc gia tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện môi trường kinh doanh, và nâng cao mức sống của người dân.
Mục đích của cải cách kinh tế là loại bỏ các yếu tố kìm hãm sự phát triển và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Cải cách kinh tế có thể tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về hiệu suất của nền kinh tế và ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP, thất nghiệp và lạm phát. Các biện pháp cải cách có thể ảnh hưởng đến sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, thường sẽ biến động mạnh sau cuộc cải cách.
Lưu ý, cải cách cần được thực hiện một cách bền vững và đồng bộ từ các nhà hoạch định chính sách (policymaker) để đảm bảo hiệu quả dài hạn. Cải cách có thể gây ra các tác động tiêu cực ngắn hạn như thất nghiệp tăng hoặc bất ổn kinh tế trước khi đạt được lợi ích dài hạn.
Ví dụ: Quốc gia đầu tiên áp dụng mục tiêu lạm phát (inflation targeting) là New Zealand vào năm 1990. Các ngân hàng trung ương duy nhất đã ngừng nhắm mục tiêu lạm phát khi họ bắt đầu nó là Phần Lan, Tây Ban Nha và Cộng hòa Slovakia - trong mỗi trường hợp sau khi họ chấp nhận đồng euro làm đồng nội tệ.
Armenia, Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan đã áp dụng mục tiêu lạm phát trong khi họ đang thực hiện quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Một số nền kinh tế thị trường mới nổi đã áp dụng mục tiêu lạm phát sau cuộc khủng hoảng năm 1997, đã buộc một số quốc gia phải từ bỏ neo tỷ giá hối đoái cố định (fixed exchange rate peg).
Tuy nhiên cứ không phải quốc gia nào lên kế hoạch cho mục tiêu lạm phát là quốc gia thuần mục tiêu lạm phát (inflation targeter) như Mỹ gọi là kiểm soát lạm phát linh hoạt khi họ có 2 mục tiêu khác chính là tối ưu hóa việc làm (maximum employment) và bình ổn giá (price stability).
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.