Chênh lệch tín dụng là sự chênh lệch giữa lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp và lợi suất của trái phiếu chính phủ lấy làm tham chiếu và với kỳ hạn tương đương , nhưng có chất lượng tín dụng khác nhau hay còn gọi là G-Spread.
Ngoài ra, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu doanh nghiệp và lợi suất hợp đồng hoán đổi (swap rate) lấy lợi suất hợp đồng hoán đổi làm tham chiếu gọi là I-Spread. Sự chênh lệch lợi suất thường được đo bằng điểm cơ bản, với 1 điểm cơ bản bằng 0,01%.
G-Spread = YTM - lợi suất trái phiếu chính phủ
I-Spread = YTM - lợi suất hợp đồng hoán đổi
Ngoài ra chênh lệch tín dụng còn được dùng để đo lường rủi ro tín dụng. Công thức này thường được các cơ quan xếp hạng tín dụng và cơ quan hoạch định giá bảo hiểm tin tưởng sử dụng:
Chênh lệch tín dụng = tổn thất ước tính (LGD) * xác suất vỡ nợ (POD)
Chênh lệch tín dụng càng cao, tổ chức phát hành đó được xếp hạng tín dụng thấp và nhà đầu tư đòi hỏi mức lợi suất trái phiếu của tổ chức phát hành này cao.
Ngược lại, chênh lệch tín dụng càng thấp thì tốt chức phát hành đó được xếp hạng tín dụng cao và trái phiếu của tổ chức phát hành này hấp dẫn và thường có mức lợi suất thấp hơn.
Nhà đầu tư có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào trái phiếu có lợi suất cao.
Lưu ý, chênh lệch tín dụng có thể thấy rõ qua chu kỳ kinh tế:
- Giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng: Xác suất vỡ nợ giảm, chênh lệch tín dụng giảm.
- Giai đoạn nền kinh tế suy thoái: Xác suất vỡ nợ tăng, chênh lệch tín dụng tăng.
Ví dụ: Sau khi Vinfast được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, giá cổ phiếu đã lao dốc sau đó đã khiến cho doanh nghiệp bị mất uy tín, khiến cho phía Vingroup phát hành trái phiếu bị mất thanh khoản, dẫn đến mức lợi suất cao (junk bond or non-investment grade bond), xếp hạng tín dụng kém.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Hiệp định EVFTA
05/05/25
Nghị quyết
05/05/25
Quốc hội Việt Nam
05/05/25
Tiết kiệm điều chỉnh theo lạm phát
05/05/25
Quỹ dự phòng
05/05/25
Thông tư
05/05/25
Quyền sử dụng đất
05/05/25
Xu hướng tiết kiệm cận biên
05/05/25
Cổ phiếu ESOP
05/05/25
Nghị định
05/05/25
Xu hướng tiêu dùng cận biên
05/05/25
Doanh nghiệp Nhà nước
05/05/25
Thu nhập toàn diện khác
05/05/25
Quản trị lợi nhuận
04/05/25
Nhồi kênh phân phố
04/05/25
Cán cân thanh toán
28/04/25
Xuất khẩu giá trị gia tăng
28/04/25
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái
28/04/25
Trợ cấp xuất khẩu
28/04/25
Thuế chống bán phá giá
28/04/25
Sáng kiến Vành đai và Con đường
27/04/25
Cấm vận thương mại
27/04/25
Bá quyền
27/04/25
Trí tuệ nhân tạo sinh tạo
27/04/25