Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Đồng USD trở thành “vũ khí” quốc tế như thế nào?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - USD đã trở thành tiền tệ chủ chốt của thế giới, nhờ hệ thống Bretton Woods và vai trò trung tâm trong dự trữ tiền tệ quốc tế.

    - Phân tích thị trường tài chính cho thấy Mỹ sử dụng USD để áp đặt trừng phạt kinh tế và kiểm soát dòng chảy tài chính toàn cầu, tạo áp lực lên các quốc gia khác.

    - USD mạnh làm tăng chi phí nhập khẩu và lạm phát tại Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng đến các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

    Tỷ giá USD vẫn tiếp tục neo cao, là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay. Ngày 27/05, NHNN công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24,268 VND/USD, giảm nhẹ so với mức cao kỷ lục 24,275 VND vào hồi tháng 4 trước đó. Trong khi tỷ giá USD chợ đen tiếp tục neo cao gần mức kỷ lục tại 25,730 – 25,770 VND/USD (mua vào – bán ra).

    Điều này phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đồng bạc xanh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Việc hiểu rõ tình hình tỷ giá USD và vai trò của đồng USD không chỉ giúp nắm bắt được biến động kinh tế hiện tại mà còn cho góc nhìn sâu hơn về cách thức đồng USD đã và đang trở thành một "vũ khí" kinh tế quyền lực trên hệ thống tài chính toàn cầu.  

    Sự nổi lên của đồng USD

    Đồng USD đã phát triển từ một loại tiền tệ quốc gia trở thành một công cụ quyền lực trong hệ thống tài chính toàn cầu, được Mỹ sử dụng để ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị quốc tế, thậm chí như một loại “vũ khí” trong các cuộc xung đột và chiến lược kinh tế toàn cầu từ cuối thế kỷ 20 đến hiện tại.

    Hành trình vươn tới vị thế thống trị của USD bắt đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Việc thành lập hệ thống Bretton Woods vào năm 1944, trong đó các đồng tiền khác được cố định giá trị với USD, đã củng cố vai trò trung tâm của nó trong  hệ thống tài chính toàn cầu. Kế hoạch Marshall, cung cấp viện trợ để tái thiết châu Âu, càng khẳng định thêm USD là loại tiền tệ ưa chuộng cho thương mại và dự trữ quốc tế. Hiện nay, 58% dự trữ tiền tệ thế giới được giữ bằng USD, gần gấp ba lần so với đồng Euro, minh chứng cho sự ổn định và sức hấp dẫn lâu dài của nó.  

    Cơ chế quyền lực của USD

    1. Quy mô và Tính ổn định

    Quy mô của nền kinh tế và thị trường vốn của Mỹ là cơ sở cho sự thống trị của USD. Với quy mô nền kinh tế đạt khoảng 25 nghìn tỷ USD, gần bằng tổng của 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Đức cộng lại, khiến cho USD trở thành lựa chọn tự nhiên cho các giao dịch toàn cầu.

    Sự ổn định của USD, được hỗ trợ bởi các thể chế mạnh mẽ và ổn định chính trị của Mỹ, làm cho nó trở thành một nơi lưu trữ giá trị đáng tin cậy. Ví dụ, thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ có quy mô 27 nghìn tỷ USD, là thị trường nợ lớn nhất thế giới, thể hiện rõ quy mô và sự ổn định của nền kinh tế Mỹ.

    2. Tính thanh khoản cao

    Các tài sản định giá bằng USD là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới, cho phép dễ dàng mua và bán. Tính thanh khoản này rất quan trọng trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi các nhà đầu tư đổ xô vào USD để tìm kiếm sự an toàn.

    Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, USD đã tăng giá đáng kể so với các đồng tiền chính khác. Đồng thời, khoảng 70% nợ nước ngoài được phát hành bằng USD, cao hơn gấp ba lần so với đồng Euro và gấp 30 lần so với đồng Nhân dân tệ, cho thấy sự phổ biến và tính thanh khoản vượt trội của USD trên thị trường quốc tế.

    3. Vị thế của USD trong thương mại quốc tế

    USD đóng vai trò trung tâm trong thương mại quốc tế, không chỉ vì quy mô kinh tế của Mỹ mà còn vì sự hiện diện của nó trong các giao dịch toàn cầu. Khoảng 88% giao dịch ngoại hối có sự tham gia của USD, và nhiều hợp đồng thương mại quốc tế, đặc biệt là các hợp đồng về dầu mỏ, đều được định giá bằng USD, từ đó tạo ra một nhu cầu liên tục đối với USD. Thêm vào đó, nhiều quốc gia và doanh nghiệp cũng lựa chọn dự trữ USD như một biện pháp bảo hiểm chống lại những bất ổn kinh tế và sự biến động của tỷ giá hối đoái, đặc biết những quốc gia có đồng tiền tệ neo vào giá trị của đồng USD. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, chẳng hạn như các nước trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), thường yêu cầu thanh toán bằng USD, tạo ra một vòng luẩn quẩn trong đó USD tiếp tục được sử dụng rộng rãi hơn.  

    Phân tích thị trường tài chính thế giới: USD như một công cụ của chính sách đối ngoại

    USD không chỉ là đồng tiền dự trữ quốc tế mà còn là một công cụ quyền lực mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Việc sử dụng USD như một "vũ khí" kinh tế đã giúp Mỹ tác động mạnh mẽ lên các quốc gia khác trên nhiều khía cạnh.

    1. Trừng phạt kinh tế

    Mỹ đã tận dụng USD như một công cụ để áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế. Bằng cách hạn chế tiếp cận hệ thống tài chính dựa trên USD, Mỹ có thể gây áp lực đáng kể lên các quốc gia như Iran, Triều Tiên và gần đây nhất là Nga. Các biện pháp trừng phạt này làm gián đoạn nền kinh tế và sự giao thoa trong thương mại của các quốc gia bị nhắm đến. Như đã nói trên, khoảng 88% giao dịch ngoại hối có sự tham gia của USD và Mỹ cũng chiếm 12% thương mại hàng hóa toàn cầu, cho thấy sức mạnh của nó trong việc kiểm soát dòng chảy tài chính toàn cầu.

    Cụ thể hơn, sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, Mỹ và Liên minh châu Âu đã cắt đứt bảy ngân hàng Nga khỏi SWIFT, là một hiệp hội hỗ trợ thanh toán giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Mỹ cũng đã đóng băng một số tài sản của Nga, ngăn chặn ngân hàng trung ương Nga giao dịch bằng USD và cấm một số tài phiệt nổi tiếng của nước này khỏi hệ thống tài chính quốc tế có sử dụng USD. Phân tích thị trường tài chính toàn cầu thì những biện pháp này đã khiến đồng Rúp của Nga mất giá mạnh so với USD, mặc dù sau đó đồng tiền này đã hồi phục một phần. Điều này minh chứng cho việc Mỹ sử dụng USD như một công cụ để gây sức ép kinh tế và chính trị.

    2. Tác động lên tỷ giá hối đoái

    Việc sử dụng USD như một công cụ trừng phạt kinh tế cũng có tác động mạnh mẽ lên tỷ giá hối đoái của các quốc gia bị nhắm đến. Khi một quốc gia bị hạn chế tiếp cận USD, nhu cầu về đồng tiền này sẽ tăng lên, khiến tỷ giá hối đoái của quốc gia đó so với USD giảm mạnh. Điều này không chỉ làm giảm giá trị đồng tiền của quốc gia bị “trừng phạt” mà còn làm tăng chi phí nhập khẩu và gây lạm phát.

    Ví dụ, vào năm 2004, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam với cáo buộc rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam đã bán tôm với giá thấp hơn giá tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp tôm nội địa Mỹ. Việc này đã khiến lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm tới 30%, từ kim ngạch xuất khẩu tôm 1 tỷ USD vào năm 2024 xuống còn khoảng 700 triệu USD. Từ đó, làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập từ xuất khẩu và làm thâm hụt cán cân thương mạicủa Việt Nam tăng, từ mức -2.28 tỷ USD vào năm 2004 lên -2.44 tỷ USD vào năm 2005. Do vậy mà cũng khiến lượng USD trên thị trường ngoại hối giảm, góp phần gây áp lực tăng giá USD so với VND. Tỷ giá USD lúc đó đã tăng từ khoảng 15,500 lên gần 16,000 VND vào năm sau đó.

    3. Ảnh hưởng của FED và lãi suất liên bang

    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống trị của USD. Bằng cách thiết lập lãi suất liên bang, FED có thể ảnh hưởng đến chi phí vay nợ quốc tế của các quốc gia khác. Phân tích thị trường tài chính cho thấy khi FED tăng lãi suất, chi phí vay nợ bằng USD tăng lên, gây áp lực lên các quốc gia và doanh nghiệp có khoản nợ bằng USD. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ mà còn làm giảm đầu tư và tăng chi phí vốn. Lãi suất cao của Mỹ thu hút dòng vốn nước ngoài, củng cố USD, do vậy thường buộc các quốc gia khác phải điều chỉnh chính sách tiền tệ để theo kịp. Ngược lại, khi FED giảm lãi suất, dòng vốn quốc tế có xu hướng chảy vào Mỹ để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, củng cố thêm vị thế của USD.

    4. Tác động tâm lý và sự ổn định thị trường

    Sức mạnh của đồng USD và tỷ giá USD còn có tác động tâm lý mạnh mẽ lên các thị trường tài chính toàn cầu. Trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà đầu tư thường tìm kiếm sự an toàn bằng cách chuyển sang USD. Điều này không chỉ làm tăng giá trị của USD mà còn làm tăng giá trị tài sản ghi nhận bằng đồng USD, bởi các nhà đầu tư toàn cầu có xu hướng bán các khoản đầu tư bằng đồng nội tệ của họ để đổi lấy các khoản đầu tư bằng đô la Mỹ với kỳ vọng có được lợi nhuận cao hơn, từ đó khiến dòng vốn chảy ra khỏi các quốc gia khác và tìm đến Mỹ.

    Ví dụ, từ nửa cuối quý 1/2024, tỷ giá USD trong nước đã tăng rất “nóng”, tuy đã chững đà tăng nhưng vẫn còn neo cao tới qua giữa quý 2 hiện nay. Và, theo tphân tích thị trường tài chính,  tính riêng 3 tháng đầu năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng lên tới 11,550 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tương đương 50.6% tổng giá trị bán ròng của cả năm 2023. Cho thấy tác động của tỷ giá USD lên tâm lý của dòng vốn ngoại là rất lớn, từ đó ảnh hưởng tới quy mô thị trường vốn của Việt Nam nói chung.  

    Những tác động khác của USD đối với Việt Nam

    Sức mạnh của đồng USD có tác động đa chiều đến nền kinh tế Việt Nam. Khi USD mạnh lên, tỷ giá VND/USD tăng cao, khiến chi phí nhập khẩu các nguyên liệu và hàng hóa từ nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn. Ví dụ, trong năm 2023, khi tỷ giá VND/USD tăng từ 23,000 VND/USD lên 24,500 VND/USD, chi phí nhập khẩu các nguyên liệu tăng trung bình 6.5%, điều này gây áp lực lên lạm phát trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam có khoản nợ bằng USD cũng phải chịu gánh nặng nợ nần lớn hơn, làm tăng chi phí tài chính và giảm lợi nhuận.

    Mặt khác, một USD mạnh có thể giúp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam khi xuất khẩu được định giá bằng USD. Trong quý 1 năm 2024, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng 4.2% khi đổi từ USD sang VND, góp phần nâng GDP tăng trưởng 5.66% so với cùng kỳ năm trước và giúp đạt xuất siêu lên tới 8.08 tỷ USD.

    Tuy nhiên, nếu VND mạnh lên so với USD, chi phí nhập khẩu sẽ giảm, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nguyên liệu và hàng hóa, nhưng lại làm giảm sức cạnh tranh của xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

    Lãi suất tăng của FED điều chỉnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Khi FED tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục 5.25 – 5.50% vào quý 3/2023 và giữ nguyên đến qua quý 2/2024, lãi suất vay nợ quốc tế của Việt Nam tăng từ 2.5% lên 4.2%, làm tăng chi phí tài chính cho doanh nghiệp. NHNN Việt Nam (SBV) phải cân nhắc giữa việc giữ lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, với việc tăng lãi suất để duy trì sức hấp dẫn của VND và ngăn chặn dòng vốn chảy ra nước ngoài. Trong năm 2023, lãi suất tái chiết khấu của Việt Nam duy trì ở mức 4.5% trong khi lãi suất FED ở mức 5%. Điều này đặt ra thách thức lớn cho SBV trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, sử dụng các công cụ bơm/hút tiền thông qua kênh OMO và điều chỉnh lãi suất nội địa để kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Khi tỷ giá VND/USD tăng cao, SBV buộc phải sử dụng dự trữ ngoại hối và bán ngoại tệ để hạ nhiệt tỷ giá, dẫn đến giảm dự trữ ngoại hối. Năm 2023, dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm từ 95 tỷ USD xuống còn 85 tỷ USD do SBV phải can thiệp vào thị trường. Và, việc này cũng xảy ra một lần nữa vào cuối tháng 4/2024 khi NHNN buộc phải công khai bán ngoại tệ để kiềm hãm sức nóng của tỷ giá. Việc giảm dự trữ ngoại hối này có thể buộc Việt Nam phải tăng xuất siêu vào cuối năm để bù đắp lại.

    Tình trạng này cũng xảy ra ở các quốc gia khác như Argentina, khi họ phải bán dự trữ ngoại hối để hạn chế đà giảm của đồng nội tệ so với USD. Cụ thể, vào năm 2022, Argentina đã phải bán hơn 1 tỷ USD dự trữ ngoại hối chỉ trong tháng 10 để bảo vệ đồng peso trước sức ép của USD mạnh lên. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của đồng USD đối với chính sách tiền tệ và kinh tế của các quốc gia.  

    Thách thức và tương lai của sự thống trị của USD

    Các mối đe dọa trong nước

    Tại Mỹ, sự bất ổn chính trị và các chính sách tài khóa gây rủi ro cho sự thống trị của USD. Các cuộc tranh luận về trần nợ và việc đóng cửa chính phủ có thể làm suy yếu niềm tin vào USD. Mặc dù có những thách thức này, USD vẫn giữ vững vị thế nhờ vai trò đã được xác lập trong hệ thống tài chính toàn cầu.

    Các đối thủ tiềm năng

    Các đồng tiền khác, như Euro và Nhân dân tệ của Trung Quốc, là những đối thủ tiềm năng của USD. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với những rào cản lớn. Sự bất ổn kinh tế của khu vực đồng Euro và kiểm soát vốn chặt chẽ của Trung Quốc hạn chế khả năng của những đồng tiền này trong việc thay thế USD. Ngoài ra, các lựa chọn thay thế như vàng và Bitcointhiếu sự ổn định và sự chấp nhận rộng rãi cần thiết.

    Nhìn chung, sự thống trị của USD là kết quả của sức mạnh kinh tế, sự ổn định chính trị và chiến lược sử dụng chính sách tiền tệ của Mỹ. Mặc dù có những mối đe dọa và đối thủ tiềm năng, vai trò của USD như đồng tiền dự trữ chính của thế giới vẫn chưa bị thách thức. Hiểu được hành trình của USD trở thành một vũ khí quốc tế làm nổi bật ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu toàn cầu.

    Nguồn: Tổng hợp      

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán