Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Sai lầm tài chính phổ biến nhất của các bạn trẻ

Nội dung

    Điểm nhấn chính

    - Để tránh xa nguy cơ bội chi và mắc sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân, hãy bắt đầu theo dõi các khoản chi nhỏ, dù không đáng kể nhưng khi cộng dồn có thể vượt khả năng chi tiêu của bạn.

    - Suy nghĩ kỹ lại việc đầu tư vào những tài sản dài hạn được hiểu là tiêu sản, như điện thoại hoặc xe hay quần áo. 

    - Dành một ít thời gian mỗi tuần để lập và phát triển một kế hoạch tài chính cá nhân cho chính mình.

    Sẽ rất dễ dàng mắc phải những sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân. Trên thực tế, phần lớn chúng ta đề sẽ mắc phải những sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân như chi tiêu quá mức hay mua một món đồ đắt đỏ không cần thiết. Tuy nhiên, sau những sai lầm và nhận biết được sai lầm, sẽ giúp chúng ta có nhận thức tốt hơn và hi vọng sẽ không lập lại những sai lầm này trong tương lai. Dưới đây là những sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân phổ biến nhất.


    1. Chi tiêu quá mức

    Có thể bạn nghĩ một ly cà phê hay một vé xem phim là không đáng bao nhiêu tiền, nhưng mỗi món nhỏ như vậy sẽ cộng dồn lên. Ví dụ, mỗi tuần bạn chỉ có thể tiêu 500,000đ cho việc ăn uống bên ngoài, nếu không kiểm soát các chi phí một cách chi tiết, bạn rất dễ dàng chi tiêu vượt qua con số này, dẫn đến âm tiền vào các khoản chi phí khác, và thâm chí là thu nhập không đủ chi trả các khoản chi phí.

    Một số bạn sẽ cho rằng việc tính toán ly cafe hay trà sữa là tủn mủn tùn mùn, dễ khiến mình trở nên tính toán quá, hay mất cool. Hoặc một số bạn cho rằng thời gian ngồi suy nghĩ chi gì mua gì tiết kiệm, thì dành để kiếm công việc nào làm thêm để có tiền.

    Tuy nhiên, việc giữ tiền là rất quan trọng, hoặc thậm chí quan trong hơn là kiếm tiền. Vì nếu kiếm tiền bao nhiều mà không có ý thức về chi phí, chi tiêu thì khả năng cao bạn sẽ luôn xài hết những gì mình kiếm  và sẽ không còn gì để đầu tư và tích lũy. Và đây là sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân thường mắc phải nhất của các bạn trẻ .

    2. Các khoản thanh toán trả góp không hồi kết

    Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có bao nhiêu món hàng mà phải trả góp năm này qua năm khác hay không, hoặc những thứ bạn đã mua qua trả góp có cần hay không? Những thứ như truyền hình cáp, xem phim trực tuyến, hoặc gói thành viên phòng tập thể dục mà bạn phải đóng tiền liên tục hàng tháng nhưng về bản chất thì bạn không sở hữu được thứ gì từ chúng và thậm chí có những tháng bạn không sử dụng.

    Khi túi tiền eo hẹp, việc tạo ra một lối sống tối giản hơn có thể giúp cải thiện mức tiết kiệm và giúp bạn thoát khỏi hoàn cảnh tài chính khó khăn.

    3. Sống dựa vào tiền vay mượn

    Sử dụng thẻ tín dụng để chi cho những chi phí hoạt động hàng ngày, như tiền đi chợ, xăng dầu, hay đi chơi với bạn bè, đã trở nên khá phổ biến hiện nay. Nhưng điều đáng nói là ngày càng có nhiều người tiêu dùng chấp nhận trả mức lãi suất lên tới hai con số cho những chi tiêu ngắn hạn đó, mà không phải cho những mục đích dài hạn khác như là trả góp vay mua nhà hay thiết bị điện tử có giá trị lớn hơn và có tính hữu dụng lâu dài hơn.

    Lãi suất thẻ tín dụng làm cho giá cả của các mặt hàng bị tính phí đắt hơn nhiều so với giá thực phải trả. Trong một số trường hợp, sử dụng tín dụng thường xuyên cũng có thể đồng nghĩa với việc bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.

    4. Mua một chiếc điện thoại mới

    Hàng triệu chiếc điện thoại mới được bán ra thị trường mỗi năm. Một chiếc iPhone Pro Max có giá lên tới 20.3 triệu đồng. Nhưng cần phải hiểu là, suy cho cùng, một chiếc điện thoại mới có cần thiết hay không, và có đem lại giá trị thặng dư gì cho bạn hơn so với chiếc điện thoại cũ không.

    Suy cho cùng, chiếc điện thoại, xe máy, hay là quần áo thường là tiêu sản, tức là bạn mua để sử dụng và giá trị của món đồ giảm theo thời gian. Trong khi nếu thực sự chưa cần mua điện thoại, số tiền đó bạn có thể tiết kiệm đầu tư thì đó là tài sản, có thể sinh lời và tăng giá trị theo thời gian.

    5. Sống dựa vào tiền lương hàng tháng, có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu

    Khi bạn sống chỉ dựa vào một đầu thu nhập duy nhất là tiền lương, phần trăm mà bạn gặp phải một số vấn đề không lường trước được và dẫn tới khủng hoảng tài chính là sẽ cao hơn nhiều so với những người luôn có một quỹ khẩn cấp, hoặc khoản tiết kiệm hoặc đầu tư phòng dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp.

    Ngoài ra, nếu dựa vào tiền lương hàng tháng mà không được lên ngân sách rõ ràng và cụ thể, sẽ rất dễ khiến tình trạng bội chi xảy ra vào mỗi cuối tháng. Kết quả tích lũy của việc tiêu xài quá tay đưa bạn vào tình thế tài chính bấp bênh. Khi đó, bạn bắt buộc phải suy nghĩ tới từng đồng tiền mình kiếm được và không thể không có lương, hoặc bị thất nghiệp.

    Đây không phải là tình trạng mà bất kỳ một ai muốn, nhất là khi suy thoái kinh tế hoặc đại dịch ập đến, vì nó có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy nợ nần.

    6. Không đầu tư và tích lũy cho việc nghỉ hưu

    Nếu như bạn không thể tích lũy, đầu tư để tiền sinh ra tiền, thì bạn có thể phải tiếp tục làm việc kiếm tiền suốt đời. Việc đóng góp hàng tháng vào các tài khoản tích lũy đầu tư là cần thiết để có một tương lai nghỉ hưu thoải mái và không phải lo lắng về mặt tài chính.

    Cách hiệu quả và lý tưởng nhất là dành 10% tiền lương mỗi tháng để dành cho quỹ nghỉ hưu của mình, nhưng trước đó, hãy chọn một danh mục đầu tư có lãi suất cạnh tranh nhất để có thể tối đa hoá khoản đầu tư của mình.

    Thêm vào đó, bạn cần nên hiểu rõ hơn về thời gian làm việc còn lại của bản thân mình, như là tuổi hiện tại và tuổi về hưu, để qua đó xem xét và đánh giá các khoản đầu tư của bạn có thể hay cần được phát triển trong bao lâu cũng như mức độ rủi ro mà bạn có thể chịu đựng tuỳ vào khoảng thời gian là ngắn hay dài hạn. Việc không đầu tư và tích lũy có thể sẽ là sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân nghiêm trong nhất cho thế hệ Gen Z và Milennial, trong một môi trường mà văn hóa và xã hội có sự thay đổi lớn. Nếu bạn không rành về đầu tư, hoặc quá bận rộn có thể nhờ cố vấn tài chính  giúp bạn xây dựng một danh mục đầu tư cho chính mình hay có thể sử dụng tình năng cố vấn robo AI của Tititada. 

    7. Trả nợ bằng tiết kiệm

    Bạn có thể nghĩ rằng nếu khoản nợ của mình đang có lãi suất là 19% và tài khoản hưu trí của bạn đang kiếm được 7%, thì việc lấy khoản tiền hưu trí để thanh toán khoản nợ là đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ túi được một khoản chênh lệch kha khá. Nhưng nó lại không hề đơn giản như vậy.

    Ngoài việc mất đi sức mạnh của lãi kép, việc bắt đầu để dành cho khoản tiết kiệm hưu trí lại từ đầu là một thách thức không hề nhỏ. Ngay cả những nhà hoạch định tài chính kỷ luật nhất cũng gặp khó khăn trong việc đặt một khoản dư tiền sang một bên để xây dựng lại các tài khoản này.

    Đồng thời, khi khoản nợ được trả hết, cảm giác cấp bách hay tâm lý phải trả nợ thường sẽ không còn nữa. Điều này có thể khiến bạn bị hấp dẫn, hoặc sa lầy, vào những chi tiêu vô chủ đích với suy nghĩ là mình đang không có nợ gì cả. Qua đó, khiến bạn có thể quay trở lại với việc nợ nần. Nếu bạn quyết định trả nợ bằng tiền tiết kiệm, tốt nhất là bạn phải tiếp tục có suy nghĩ như thể là mình vẫn còn một khoản nợ phải trả, đó là đóng góp vào quỹ hưu trí của mình.

    8. Không lập mục tiêu tài chính cá nhân

    Tương lai an toàn hay ổn định tài chính của bạn phụ thuộc vào những kế hoạch và mục tiêu cảu bạn trong hiện tại. Mọi người dành vô số thời giờ để xem TV hoặc lướt mạng xã hội, nhưng việc dành ra hai giờ mỗi tuần để xem xét tài chính cá nhân lại là một điều rất xa vời trong suy nghĩ của họ.

    Bạn cần nên biết mình đang ở đâu và sẽ đi đâu hay tới được đâu với tài chính của mình. Suy nghĩ về tương lai và vẽ lên một bức tranh hoàn hảo trong đầu sẽ không giúp ích gì nếu bạn không viết chúng xuống một kế hoạch cụ thể, rạch ròi. Hãy ưu tiên dành một chút thời gian để lập mục tiêu tài chính cá nhân cho chính mình ngay bây giờ và suy nghĩ tới những mục tiêu mình muốn đạt được là gì.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan