Điểm nhấn chính:
- Một số lý thuyết được áp dụng khá phổ biến trong đầu tư song nó cũng gây ra một số tranh cãi cho giới tài chính.
- : Mặc dù các lý thuyết đều hữu ích ở một số khía cạnh nhất định nhưng chúng có thể không đúng khi được áp dụng trong tất cả các trường hợp.
Khi nói đến đầu tư, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến những lý thuyết ra đời nhằm giải thích những xu hướng và chuyển động của thị trường. Hai trường phái lớn nhất ở Phố Wall được phân chia bởi lý thuyết thị trường hiệu quả: một bên ủng hộ và một bên không ủng hộ và tin rằng thị trường này có thể được đánh bại. Mặc dù đây chỉ là một sự phân chia cơ bản, song còn tồn tại nhiều lý thuyết khác cố gắng giải thích và gây ảnh hưởng lên thị trường, cũng như chi phối hành động của các nhà đầu tư trên thị trường.
Lý thuyết thị trường hiệu quả
Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market theory or EMH) là hiểu biết cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư cần nắm khi học cách học đầu tư chứng khoán. Lý thuyết này vẫn luôn là một chủ đề phổ biến nhận được khá nhiều sự tranh luận. EMH chỉ ra rằng, giá thị trường của cổ phiếu phản ánh công bằng mọi thông tin về cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa là, cổ phiếu được định giá chính xác, chúng luôn được giao dịch ở mức giá trị thực cho đến khi một sự kiện trong tương lai thay đổi mức định giá đó mà không chịu tác động bởi người bán và người mua.
Trong khi những người tin vào lý thuyết này thường là nhà đầu tư thụ động, thì những người không ủng hộ thường tập trung vào việc chủ động chọn lựa cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng, đang bị định giá thấp để tìm cách hưởng lợi từ việc chênh lệch giá.
Lý thuyết 50%
Lý thuyết 50% dự đoán rằng, một xu hướng đã và đang hình thành sẽ trải qua sự điều chỉnh từ một nửa đến hai phần ba trong giá trước khi tiếp tục tăng trở lại. Điều này có nghĩa là, nếu một cổ phiếu gần đây đã tăng 20%, nó sẽ điều chỉnh giảm ít nhất một nửa mức tăng đó (-10%) trước khi tiếp tục tăng lên mức mới. Đây có thể là một ví dụ gây nhiều tranh cãi, vì hầu hết quy tắc này được áp dụng cho các xu hướng ngắn hạn mà các nhà phân tích kỹ thuật và những người giao dịch mang tính đầu cơ sử dụng để mua và bán.
Nhà đầu tư có hiểu biết cơ bản về chứng khoán sẽ biết sự điều chỉnh này được cho là một phần tất yếu của xu hướng thị trường, vì nó thường được gây ra bởi nhóm các nhà đầu tư nóng vội, mong muốn chốt lời sớm để tránh bị cuốn vào sự đảo chiều thực sự của xu hướng sau này. Nếu sự điều chỉnh thay đổi khi giá vượt quá 50%, thì đó được coi là dấu hiệu cho thấy xu hướng đã thất bại và sự đảo chiều nhanh chóng xuất hiện.
Lý thuyết về kẻ ngốc hơn
Lý thuyết về kẻ ngốc hơn (Greater fool theory) là hiểu biết cơ bản về chứng khoán nhà đầu tư mới tham gia thị trường cần biết. Theo lý thuyết này , bạn có thể kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư khi vẫn tồn tại một “kẻ ngốc hơn” bạn sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho khoản đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể kiếm tiền từ một cổ phiếu có giá quá cao, miễn là người khác sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua nó từ bạn, đặc biệt khi thị trường đang quá nóng.
Cuối cùng, những “kẻ ngốc” đó sẽ dần biến mất khi thị trường đầu tư trở nên quá nóng và quay đầu. Đầu tư theo lý thuyết kẻ ngốc hơn có nghĩa là bỏ qua việc định giá, xem báo cáo lãi lỗ và tất cả các dữ liệu khác. Vì vậy những người ủng hộ lý thuyết về kẻ ngốc hơn thường bị bỏ lại sau khi thị trường điều chỉnh.
Lý thuyết lô lẻ
Lý thuyết lô lẻ (Odd lot theory) sử dụng việc bán các lô lẻ - khối lượng nhỏ cổ phiếu do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ - như một chỉ báo về thời điểm mua vào của cổ phiếu. Các nhà đầu tư theo lý thuyết lô lẻ mua vào khi các nhà đầu tư nhỏ bán ra. Giả định ở đây chính là những nhà đầu tư nhỏ thường ra quyết định sai.
Lý thuyết lô lẻ là một chiến lược đối lập dựa trên một hình thức phân tích kỹ thuật rất đơn giản – đo lường khối lượng lô lẻ bán ra. Sự thành công trên lý thuyết này phụ thuộc rất nhiều vào việc nhà đầu tư có đánh giá các chỉ số cơ bản của các công ty mà lý thuyết hướng tới hay không, hay chỉ đơn giản là mua vào một cách mù quáng.
Các nhà đầu tư nhỏ có lúc đúng, có lúc sai; vì vậy, điều quan trọng là phải phân biệt giữa khối lượng lô lẻ xuất hiện với mức độ chấp nhận rủi ro thấp với khối lượng lô lẻ kèm theo rủi ro lớn hơn.
Lý thuyết triển vọng
Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) còn được gọi là “lý thuyết ngại thua lỗ”. Lý thuyết triển vọng cho rằng, nhận thức của mọi người về lãi và lỗ là sai lệch, vì hầu hết mọi người sợ mất mát hơn là được khích lệ bởi lợi nhuận thu được.
Ví dụ: Phương án thứ nhất là nhà đầu tư thực hiện đầu tư và được nhận ngay 25 triệu. Phương án còn lại là họ sẽ được nhận 50 triệu lợi nhuận và sau đó chịu thua lỗ 25 triệu một tuần sau đó. Mặc dù, giá trị của 25 triệu trong thời gian ngắn như vậy là hoàn toàn giống nhau trong cả hai phương án. Nhưng mọi người thường có xu hướng muốn nhận được tiền ngay lập tức vì cảm thấy an tâm hơn với khoản tiền thu được liền đó hơn là bị thua lỗ và còn lại số tiền tương đương. Điều này cho thấy rằng mọi người thường có nhận thức bị chi phối bởi cảm xúc thay vì dựa trên lý trí.
Đối với các chuyên gia tài chính, thách thức ở đây là làm cho danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của khách hàng hơn là khoản lợi nhuận họ có thể nhận được. Đối với các nhà đầu tư, thách thức chính là vượt qua những dự đoán của lý thuyết triển vọng và trở nên đủ can đảm để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.
Lý thuyết kỳ vọng hợp lý
Lý thuyết kỳ vọng hợp lý (Rational expectations theory) cho rằng, những người tham gia vào một nền kinh tế sẽ hành động (đầu tư, chi tiêu…) theo những gì họ mong đợi sẽ xảy ra một cách phù hợp trong tương lai. Bằng cách này, người đó tạo ra một “lời tiên tri ứng nghiệm” và họ tin tưởng nó sẽ xảy ra.
Mặc dù lý thuyết này khá quan trọng đối với lĩnh vực kinh tế học, nhưng nhiều người vẫn còn hoài nghi về lợi ích thực sự nó đem lại.
Ví dụ, một nhà đầu tư nghĩ rằng một cổ phiếu sẽ tăng giá và thông qua việc mua nó, thực sự sẽ khiến cổ phiếu tăng giá. Một nhà đầu tư nhận thấy rằng, một cổ phiếu bị định giá thấp, họ mua nó và chờ đợi các nhà đầu tư khác cũng nhận thấy điều này và do đó đẩy giá lên đúng giá trị thị trường hợp lý của nó. Điều này nhấn mạnh vấn đề chính của lý thuyết kỳ vọng hợp lý: Nó có thể được thay đổi để hợp lý hóa mọi thứ, nhưng nó không cho chúng ta biết bất cứ thứ gì.
Lý thuyết tổng khối lượng bán khống
Lý thuyết tổng khối lượng bán khống (Short interest theory) giả định rằng, khối lượng bán khống cao là dấu hiệu của sự tăng giá của cổ phiếu. Nếu thoạt nhìn thì lý thuyết này có vẻ như không có cơ sở, bởi thông thường, một cổ phiếu có khối lượng bán khống cao có nghĩa là nó có thể sắp có một sự điều chỉnh về giá.
Tuy nhiên, nếu chiến lược bán khống của các nhà đầu tư “tay to” là sai và giá cổ phiếu không giảm, các nhà bán khống có thể phải mua ngược lại một số lượng cổ phiếu nhất định đó để tránh tình trạng thua lỗ nặng hay bán non (short squeeze). Do đó, áp lực mua được tạo ra bởi những người bán khống này sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Vận dụng lý thuyết trong đầu tư
Nhà đầu tư mới tham gia thị trường và đang học cách học đầu tư chứng khoáncần biết 2 nguyên tắc cơ bản nhất đó là Lý thuyết về kẻ ngốc hơn và lý thuyết thị trường hiệu quả. Khi đầu tư lúc thị trường quá nóng thì khả năng cao sẽ trở thành the greater fool trong lý thuyết kẻ ngốc hơn.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.