Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

6 cuộc tranh luận về chính sách kinh tế_Phần 2

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Sự tùy nghi trong việc thực hiện chính sách tiền tệ có nhiều hạn chế, tuy nhiên trong tình hình kinh tế gặp phải nhiều cú sốc bất ngờ, tính linh hoạt có thể giúp giải quyết vấn đề. 

    - Nổ lực đưa lạm phát bằng 0 sẽ tốn chi phí nhưng mang lại lợi ích lâu dài, tuy nhiên phải đối mặt với tổng thu nhập sụt giảm. 

    Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về sự tương phản giữa hai chính sách trên bằng cách trả lời câu hỏi “Chính sách tiền tệ nên được thực hiện theo quy tắc hay tùy nghi?” và “ Có nên hướng tới mục tiêu lạm phát bằng 0?”   

    Chính sách tiền tệ nên được thực hiện theo quy tắc hay tùy nghi? 

    Sự tùy nghi trong việc thực hiện chính sách tiền tệ có hai vấn đề. Thứ nhất là không hạn chế được tình trạng kém năng lực. Do tiến trình chính trị, các chính trị gia thường được bổ nhiệm vào những vị trí mà họ thiếu những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô là một chủ đề khá phức tạp để đưa ra những hướng giải quyết hợp lý. Ngoài ra, nhiều người cũng lo ngại rằng họ có thể sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để tìm kiếm sự ủng hộ cho bản thân họ bằng cách theo đuổi các chính sách giúp cho nền kinh tế duy trì trạng thái tạm thời tốt vào những năm diễn ra bầu cử bởi lá phiếu của các cử tri bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế tại thời điểm đó. Nhưng ngay sau khi thắng cử, họ lại phải nhanh chóng thắt chặt để chống lạm phát hoặc thâm hụt ngân sách, và lại bắt đầu kích thích nền kinh tế khi cuộc bầu cử tiếp theo đến gần. Như vậy, có vẻ như miễn là các nhà hoạch định chính sách đủ thông minh và có đạo đức thì họ được linh hoạt trong việc lựa chọn cách thức đối phó với những biến động kinh tế.

    Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy, một vấn đề khác vẫn nảy sinh khi thực hiện chính sách tùy nghi đó là tính nhất quán theo thời gian của chính sách. Hậu quả của việc thiếu nhất quán là có thể gây ra lạm phát vừa cao vừa biến động khó dự báo trong nền kinh tế. Các quy tắc có một số lợi ích cho chính sách tiền tệ. Chúng có thể nâng cao độ tin cậy, khả năng dự đoán và tính minh bạch. Bằng cách cam kết tuân thủ một quy định, ngân hàng trung ương có thể neo giữ kỳ vọng lạm phát và giảm bớt sự không chắc chắn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và thị trường tài chính. Điều này có thể làm giảm chi phí đi vay và ổn định hoạt động kinh tế. Các quy định cũng có thể hạn chế ảnh hưởng của áp lực chính trị và thành kiến cá nhân đối với các quyết định chính sách tiền tệ. Họ có thể cung cấp một khuôn khổ rõ ràng cho trách nhiệm giải trình và đánh giá.   

    Chính sách tùy nghi có rất nhiều rủi ro nhưng nếu đặt nó trong tình hình kinh tế bất ổn hoặc có những cú sốc bất thường không thể dự đoán được sẽ trở nên như thế nào? Lúc bấy giờ, chính sách tiền tệ có quy tắc không còn được ưu ái bởi sự thiếu linh hoạt của nó nữa. Tuy nhiên trong một nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tiền tệ, để khắc phục những nhược điểm của chính sách tùy nghi, nhiều quốc gia phát triển thường xây dựng ngân hàng trung ương độc lập với các nhà hoạch định chính sách được bổ nhiệm, thường là các giáo sư danh tiếng từ các trường đại học hoặc tổ chức nghiên cứu và cho họ toàn quyền tự do làm những gì họ cho là tốt nhất.   

    Có nên hướng tới mục tiêu lạm phát bằng 0? 

    Chắc chắn rằng người dân sẽ không thích lạm phát bởi giá cả hàng hoá dịch vụ trở nên quá đắt đỏ. Lợi ích của lạm phát bằng 0 phải được cân nhắc với chi phí để đạt được nó. Giảm lạm phát thường đòi hỏi một khoảng thời gian có tỷ lệ thất nghiệp cao và sản lượng thấp tuy nhiên lại không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn theo như các nhà kinh tế học đã chứng minh. Một khi mọi người hiểu rằng các nhà hoạch định chính sách đang hướng tới mục tiêu lạm phát bằng 0, kỳ vọng về lạm phát sẽ giảm và sự đánh đổi trong ngắn hạn sẽ được cải thiện. Do đó, giảm lạm phát là một chính sách có chi phí tạm thời và lợi ích lâu dài. Một khi cuộc suy thoái giảm phát kết thúc, lợi ích của lạm phát bằng 0 vẫn tồn tại trong tương lai. Nếu các nhà hoạch định chính sách có tầm nhìn xa, họ nên sẵn sàng chịu những chi phí tạm thời để có được lợi ích lâu dài.  

    Sự ổn định về giá có thể là điều mong muốn, nhưng lợi ích của lạm phát bằng 0 so với lạm phát vừa phải là nhỏ, trong khi chi phí để đạt được lạm phát bằng 0 lại lớn. Ví dụ, để giảm lạm phát từ 4% xuống 0 đòi hỏi phải giảm 20% sản lượng một năm. Mọi người có thể không thích lạm phát ở mức 4%, nhưng không rõ liệu họ có sẵn sàng mất đi 20% thu nhập một năm để chịu giảm phát hay không. Trên thực tế, lạm phát về giá luôn đi đôi với lạm phát về thu nhập. Tổng thu nhập bị mất trong nền kinh tế lúc đó lại không được chia đều cho toàn bộ dân số mà thay vào đó lại tập trung vào những người lao động bị mất việc làm - những người có ít kỹ năng và kinh nghiệm nhất. Do đó, phần lớn chi phí để giảm lạm phát sẽ do những người có ít khả năng chi trả nhất phải gánh chịu.

    Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách có thể giảm nhiều chi phí do lạm phát mà không thực sự làm giảm lạm phát. Họ có thể loại bỏ các vấn đề liên quan đến hệ thống thuế hoặc quản lý chặc chẽ sự phân phối lại của cải một cách tùy tiện giữa chủ nợ và con nợ do lạm phát bất ngờ gây ra và một số nhóm có thể trở nên “khá” hơn, trong khi những nhóm khác có thể trở nên “tồi tệ” hơn. Hơn thế nữa, một cuộc suy thoái do giảm phát có thể để lại những vết sẹo vĩnh viễn trên nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong tất cả các ngành giảm chi tiêu cho các nhà máy mới và thiết bị đáng kể trong thời kỳ suy thoái, khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều trở ngại. Ngay cả sau khi cuộc suy thoái kết thúc, lượng vốn nhỏ hơn vẫn làm giảm năng suất, thu nhập cũng như mức sống của người lao động. Ngoài ra, họ còn bị hạn chế kỹ năng làm việc, điều đó làm giảm giá trị của bản thân với tư cách là người lao động.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan