Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Chi phí cơ hội là gì?

Nội dung

    Có bao giờ bạn phải đối mặt với một cơ hội hoặc sự lựa chọn và tự nhủ rằng, “Nếu mình không làm điều này, mình sẽ hối tiếc vì đã bỏ lỡ nó” không? Trong những tình huống mà bạn phân vân giữa các lựa chọn, thì sẽ luôn có một số lợi ích mà bạn sẽ hối tiếc vì đã không quyết định chọn nó. Và những lợi ích bị bỏ qua này trong lĩnh vực kinh tế, được gọi là Chi phí cơ hội.

    Nói đơn giản, chi phí cơ hội là những lợi ích tiềm năng mà bạn phải đánh đổi để chọn một lựa chọn khác mà bạn tin rằng sẽ có lợi hơn nữa. Ví dụ, nếu bạn dành phần lớn thời gian để học bài cho một kỳ thi quan trọng thì chi phí cơ hội ở đây là bạn sẽ mất đi “thời gian giải trí”.

    Chi phí cơ hội trong đầu tư

    Trong đầu tư, chi phí cơ hội được coi là lợi ích hay lợi nhuận kỳ vọng trên các khoản đầu tư mà bạn đang đánh giá. Lấy ví dụ về trái phiếu. Nếu bạn mua các trái phiếu và giữ chúng đến ngày đáo hạn thì chúng sẽ cho bạn lãi suất theo định kỳ là lãi suất của trái phiếu. Giả sử một trái phiếu với mức lãi suất 10%/năm và một trái phiếu khác trả mức 5%/năm, và bạn có 10 triệu đồng để đầu tư. Lợi nhuận kỳ vọng cho hai trái phiếu này sẽ lần lượt là 1 triệu đồng và 500,000 đồng/năm. Như vậy, bạn có thể rõ ràng thấy rằng trái phiếu trả 1 triệu đồng lãi suất là lựa chọn tốt hơn và chọn nó, nhưng đồng thời bạn sẽ mất đi lợi ích chịu rủi ro ít hơn ở trái phiếu với lãi suất 5%. Bởi hiểu đơn giản, lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao hơn, kể cả trái phiếu là công cụ đầu tư ít rủi ro. Như vậy, chi phí cơ hội ở đây chính là lợi ích về mặt ít rủi ro hơn của trái phiếu trả 5%.

    Chi phí cơ hội có thể được tính như sau:

    Chi phí cơ hội = Giá trị của lựa chọn bị bỏ qua – Giá trị của lựa chọn được chọn

    Với công thức này, khi chi phí cơ hội là số dương, nó có nghĩa là lựa chọn bị bỏ qua (hay những lựa chọn thay thế khác) có giá trị tiềm năng cao hơn phương án hiện tại của bạn. Và khi nó là con số âm, thì sẽ không có lựa chọn nào khác có giá trị, hay lợi nhuận kỳ vọng, cao hơn phương án mà bạn đã chọn.

    Trong ví dụ trên, các mức lãi suất là 1 triệu và 400,000 đồng. Chi phí cơ hội cho các khoản đầu tư này như sau:

    Mức –600,000 và +600,000 là chi phí cơ hội của sự lựa chọn đầu tư của bạn. Nếu bạn chọn tỷ lệ hoàn vốn 2% so với 5% thì chi phí cơ hội hoặc những gì bạn sẽ đánh mất là 600,000 đồng, và khả năng cao là bạn sẽ hối tiếc điều này.

    Ví dụ đơn giản này cũng đã giúp bạn hiểu hơn và tính chi phí cơ hội như thế nào, để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Thế nhưng việc sử dụng chi phí cơ hội cũng sẽ có những thách thức riêng của nó.

    Chi phí cơ hội có thể khó để xác định

    Tất nhiên sẽ có một vài thách thức để tính toán chi phí cơ hội. Một thách thức chính ở đây là tuỳ thuộc theo nhìn nhận và đánh giá riêng của mỗi người mà các lựa chọn được định giá theo một cách khác nhau. Nói cách khác, chi phí cơ hội được xem xét một cách khá chủ quan tuỳ vào mỗi cá nhân và tình huống của họ. Một thách thức khác là khi đánh giá một lựa chọn, chúng ta có thể tính toán sai hay không bao gồm đủ các lợi ích của nó.

    Yếu tố thời gian

    Chi phí cơ hội có thể khó để đo lường bằng một con số cụ thể, chẳng hạn như khi đề cập đến thời gian giải trí. Giả sử công ty của bạn đề nghị bạn làm tăng ca thêm một giờ. Bạn biết lợi ích bị bỏ qua của việc nói “không” với sếp là khoản tiền lương tăng ca. Nhưng lợi ích của khoảng thời gian 1 tiếng đó là gì nếu bạn không tăng ca? Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào bạn làm những gì với quỹ thời gian của mình, ví dụ:

    - Dành thời gian để học ôn thi, ngủ hoặc đi tập gym

    - Dành nhiều thời gian cho những người thân yêu hơn

    - Hay chỉ đơn giản là tránh mất thời gian đi lại chỗ công ty nếu nhà xa

    Như vậy, khoảng thời gian 1 tiếng để làm việc cá nhân khác có thể là thứ ưu tiên nhất đối với bạn, nhưng đối với người khác lại là không vì họ cần khoảng lương tăng ca hơn và chấp nhận chi phí cơ hội là những gì họ có thể tự do làm trong khoảng thời gian 1 tiếng đó.

    Giá trị tiềm năng trong tương lai dài hạn

    Trong ví dụ trước, khi cân nhắc việc có cần thêm một giờ tiền lương, chúng ta thường bỏ qua việc xem xét giá trị tiềm năng trong tương lai dài hạn của nó. Nếu chúng ta làm thêm một giờ và rồi đầu tư số tiền kiếm được đó trong tương lai, nó có thể tăng giá trị hơn nhiều. Và đó phải chăng là một chi phí cơ hội khá lớn cho tương lai của bạn, nếu từ chối làm tăng ca bây giờ.

    Ví dụ về lập luận “Bỏ qua ly cà phê mỗi sáng” trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Giả sử bạn thường mua một ly cà phê với giá 35,000đ mỗi ngày thay vì tiết kiệm khoản tiền đó. Trong 20 năm, bạn không chỉ bỏ lỡ 255.5 triệu đồng (35,000 x 365 ngày x 20 năm) mà lẽ ra bạn có thể tiết kiệm được; con số đó có thể lên đến khoảng 430 triệu đồng, nếu như bạn tích luỹ tiền cà phê đó vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất 5%/năm. Lãi kép sẽ là điều kỳ diệu khiến tiền của bạn tăng trưởng nhanh chóng khi mà tiền lãi tiếp tục được cộng dồn để sinh lãi, nếu bạn không rút ra.

    Tuy nhiên, không phải với quyết định nào bạn cũng có thể ước tính giá trị tương lai của chúng một cách chính xác, và giá trị này không chỉ giới hạn dưới dạng định lượng như bằng tiền tệ, mà còn dưới dạng định tính như liên quan đến tiêu chuẩn hay mục tiêu cá nhân của bạn trong tương lai.

    Chi phí cơ hội nên điều chỉnh cho rủi ro và sự không chắc chắn

    Có thể bạn đã từng nghe câu chuyện về một người nào đó đến xem một buổi hòa nhạc ngoài trời mà họ không muốn tới, do trời mưa như trút nước, nhưng chỉ vì họ đã mua vé? Hay một công ty cố chấp chi tiền cho một dự án thất bại chỉ vì họ đã chi một số tiền đáng kể trước đó cho dự án rồi? Tại một thời điểm nào đó, những người này cũng đã có cơ hội đánh giá lại tình hình của họ và xem xét rút lui, bất chấp những chi phí mà họ đã phải gánh chịu. Những chi phí đã phát sinh này được gọi là “Chi phí chìm” và chúng là những chi phí bạn không thể phục hồi, bất kể bạn đã dành bao nhiêu thời gian hay tiền bạc cho nó.

    Chi phí cơ hội là một cơ chế hoàn toàn hướng tới tương lai và bỏ qua những chi phí mà bạn không thể phục hồi vì chúng không đại diện cho những lợi ích kỳ vọng của bạn.

    Chi phí cơ hội nên điều chỉnh cho rủi ro và sự không chắc chắn

    Giả sử rằng một công ty chi 50 tỷ đồng và dành 2 năm để triển khai một hệ thống phần mềm mới. Họ vẫn còn 1 năm nữa để hoàn thiện và 25 tỷ đồng để tiếp tục giải ngân vào hệ thống mới. Ngay thời điểm đó, một công nghệ mới khác xuất hiện trên thị trường và có thể tạo ra một phần mềm với những lợi ích tương tự. Công nghệ mới này chỉ cần 6 tháng để thực hiện và cần khoảng 20 tỷ đồng.

    Như vậy, lợi ích ở đây là như nhau (cả hai đều cho ra một phần mềm mới với các khả năng tương tự), do vậy mà chi phí cơ hội được tính tới sẽ là chi phí: 1 năm với 25 tỷ đồng hoặc 6 tháng với 20 tỷ đồng. Chi phí chìm lúc này sẽ là 50 tỷ đồng và 2 năm đã được sử dụng, nếu như dự án được thực hiện tới cùng. Lưu ý, chi phí cơ hội tính tới những thứ trong tương lai, như lợi nhuận hay chi phí kỳ vọng, còn chi phí chìm là những thứ đã xảy ra, hay được sử dụng, và không thể phục hồi.

    Trong trường hợp này, người quản lý có thể chọn từ bỏ dự án 50 tỷ ban đầu để theo đuổi công nghệ mới mà tốn ít thời gian và nguồn vốn hơn, cũng như để giảm thiểu chi phí cơ hội. Tuy nhiên, nếu người quản lý vẫn tiếp tục theo đuổi dự án ban đầu với lập luận rằng công ty đã chi 25 tỷ và dành 1 năm với dự án này rồi và cần phải tiếp tục đến cùng, thì ông ấy đang phạm phải “chi phí chìm nguỵ biện” mà lẽ ra có thể cắt giảm được.

    Chi phí cơ hội nên điều chỉnh cho rủi ro và sự không chắc chắn

    Bởi vì chi phí cơ hội chỉ hướng tới tương lai, trong phạm vi có thể, chúng nên bao gồm các thước đo về sự không chắc chắn. Nếu bạn đang xem xét các cơ hội đầu tư, thì quyết định của bạn phải tính đến sự không chắc chắn về lợi nhuận hoặc thua lỗ, khoảng thời gian phục hồi cũng như khả năng của bạn đối với các khoản lỗ tiềm ẩn. Vì lý do này, cách tốt nhất trong đầu tư là tạo một danh mục dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro và thời hạn đầu tư của bạn.

    Tóm tắt:

    - Chi phí cơ hội là giá trị hoặc lợi ích của một sự lựa chọn thay thế so với giá trị của những gì được lựa chọn.

    - Chi phí cơ hội là giúp chúng ta hiểu hơn và so sánh các lựa chọn mà mình đang cân nhắc, lợi ích và rủi ro của chúng, qua đó đưa ra quyết định với cái nào đem lại lợi ích tối đa.

    - Chi phí cơ hội có thể khó để đo lường khi tính tới yếu tố thời gian và giá trị thực của một lựa chọn trong tương lai.

    - Chi phí cơ hội khác chi phí chìm, và hai loại chi phí này thường được xem xét và đánh giá song song khi đưa ra các quyết định trong kinh doanh, nhất là lĩnh vực sản xuất.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan