Điểm nhấn chính:
- Quy tắc 72 là một cách đơn giản để tính toán thời gian cần thiết để một khoản đầu tư tăng gấp đôi dựa trên tỷ lệ hoàn vốn cố định hàng năm.
- Các nhà đầu tư có thể sử dụng quy tắc này khi lập kế hoạch nghỉ hưu, chi phí giáo dục hoặc bất kỳ mục tiêu tài chính dài hạn nào khác.
- Để chính xác hơn, nhà đầu tư có thể sử dụng công thức logarit để tính toán thời gian để khoản đầu tư tăng gấp đôi.
Kiến thức tài chính cá nhân: Quy tắc 72 trong tài chính là gì?
Quy tắc 72 trong lập mục tiêu tài chính cá nhân là một công cụ đơn giản để tính toán thời gian cần để đầu tư ban đầu tăng gấp đôi dựa trên tỷ lệ hoàn vốn hàng năm, với giả định là tỷ lệ hoàn vốn cố định hàng năm và không có khoản đóng góp định kỳ bổ sung nào. Quy tắc 72 là một cách dễ dàng để các nhà đầu tư hoặc cố vấn ước tính khoảng thời gian để một khoản đầu tư tăng gấp đôi dựa trên tỷ lệ lợi nhuận cố định hàng năm. Chỉ cần chia 72 cho tỷ lệ lợi nhuận cố định (hay tỷ lệ hoàn vốn cố định) và bạn sẽ có ước tính sơ bộ về thời gian cần thiết để danh mục đầu tư của bạn tăng gấp đôi quy mô ban đầu, từ đó lập mục tiêu tài chính cá nhân dễ dàng hơn.
Ví dụ: Nếu bạn đang lập mục tiêu tài chính cá nhân và tính toán thời gian cần thiết để khoản đầu tư tăng gấp đôi với mức lãi suất 8% mỗi năm, thì bạn có thể chia 72 cho 8, kết quả là 9 năm. Điều này có nghĩa là nếu bạn đầu tư với mức lãi suất 8% hàng năm, thì số tiền đầu tư của bạn có thể tăng gấp đôi sau 9 năm.
Quy tắc 72 đến từ cuốn sách năm 1494 của Luca Pacioli, "Summa de Arithmetica." Cuốn sách này tiếp tục được sử dụng làm sách giáo khoa kế toán cho đến giữa những năm 1600, trao cho Pacioli danh hiệu Cha đẻ của Kế toán.
Quy tắc 72 có thể được áp dụng cho bất kỳ khoản đầu tư nào với lợi suất cố định, từ tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu đến các khoản đầu tư khác.
Nhìn chung, quy tắc này giúp các nhà đầu tư hay các nhà cố vấn đánh giá được các khoản đầu tư tiềm năng và tính toán được khoảng thời gian để đạt được mục tiêu đầu tư của bạn. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép bạn so sánh các khoản đầu tư khác nhau và quyết định đầu tư vào khoản nào sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn trong thời gian ngắn nhất.
Quy tắc đơn giản này có thể giúp các nhà đầu tư hiểu được sức mạnh của lãi kép. Tỷ lệ hoàn vốn càng cao thì thời gian cần thiết để tăng gấp đôi hay gấp ba khoản đầu tư càng ngắn.
Ngoài ra, kiến thức tài chính cá nhân về quy tắc 72 cũng có thể hữu ích trong việc đánh giá sức mạnh của lạm phát. Tỷ lệ lạm phát trung bình dài hạn là từ 3% đến 4%. Bạn sẽ nhận thấy rằng thứ gì đó trị giá 50 triệu đồng hôm nay sẽ có giá 100 triệu đồng sau khoảng 25 năm nữa khi bạn sử dụng quy tắc này.
Lạm phát có thể có tác động lớn đến mục tiêu nghỉ hưu của bạn và quy tắc 72 sẽ rất hữu ích trong việc nhận ra và duy trì tỷ lệ hoàn vốn theo thời gian.
Sử dụng quy tắc 72 để lập mục tiêu tài chính cá nhân
Giả sử bạn đầu tư 50 triệu đồng với lãi suất 6% mỗi năm và bạn muốn biết khoảng thời gian bao lâu để có được gấp đôi số tiền bạn đầu tư là 100 triệu đồng mà không cần thêm bất kỳ khoản đóng góp nào, thì quy tắc 72 sẽ cho bạn kết quả lả khoảng 12 năm.
Dưới đây là ví dụ về các tỷ lệ hoàn vốn khác và Quy tắc 72 ảnh hưởng đến khoản đầu tư và việc lập mục tiêu tài chính cá nhân của bạn như thế nào:
Tuy nhiên, công thức chung trên không phải là cách tính chính xác nhất. Nếu bạn có thêm một chút thời gian và muốn có kết quả chính xác hơn, bạn có thể sử dụng công thức Log. Bởi công thức này sẽ cung cấp một kết quả chính xác hơn cho quy tắc 72, đặc biệt là đối với các tỷ suất sinh lợi không phải là một con số nguyên hoặc khi bạn cần tính toán thời gian để đầu tư tăng lên một số khác nằm giữa hai bội số.
Công thức để tính thời gian cần thiết để đầu tư tăng gấp đôi bằng công thức logarit như sau:
Thời gian = ln(2)/ln(1 + tỷ suất sinh lợi)
Theo ví dụ trên, nếu tỷ lệ lãi suất hàng năm của khoản đầu tư là 6%, bạn có thể tính toán thời gian cần thiết để đầu tư tăng gấp đôi với khoản đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng bằng cách sử dụng công thức logarit như sau:
Thời gian = ln(2)/ln(1 + 0.06) = 11.9 năm
Với kết quả chính xác trên cho bạn biết rằng khoản đầu đầu của bạn sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng hơn 11 năm 10 tháng với lãi suất 6%/năm.
Sử dụng quy tắc 72 để ước tính lãi kép
Quy tắc 72 thường được sử dụng để ước tính thời gian cần thiết để đầu tư tăng gấp đôi với một mức lãi suất cố định. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng để ước tính mức lãi kép.
Nếu bạn đang nhìn lại một khoản đầu tư mà bạn đã nắm giữ trong vài năm và muốn biết tiền lãi gộp hàng năm chính xác là bao nhiêu, bạn có thể tính toán mức lãi kép sử dụng quy tắc 72 với công thức sau:
Với n là thời gian đầu tư
Ví dụ: Bạn đầu tư 100 triệu đồng và 8 năm sau bạn sẽ được nhận 200 triệu đồng. Vậy số tiền lãi gộp hàng năm của bạn sẽ là:
Lưu ý:
Quy tắc 72 rất dễ tính toán, nhưng không phải lúc nào nó cũng là cách tiếp cận đúng. Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu kiến thức tài chính cá nhân, nó yêu cầu một tỷ lệ hoàn vốn cố định và mặc dù các nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ suất hoàn vốn trung bình của thị trường chứng khoán hoặc các tiêu chuẩn khác, hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải thực hiện nghiên cứu về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và thận trọng với các ước tính của mình.
Ngoài ra, công thức đơn giản hơn hoạt động tốt nhất với tỷ lệ hoàn vốn từ 6% đến 10%. Quy tắc 72 không chính xác với tỷ lệ ở hai bên của phạm vi đó.
Ví dụ: Với tỷ lệ hoàn vốn 9%, phép tính đơn giản này sẽ trả về kết quả thời gian để gấp đôi khoản đầu tư là 8 năm. Nếu bạn sử dụng công thức logarit, câu trả lời là 8.04 năm—một sự chênh lệch không đáng kể. Ngược lại, nếu bạn có tỷ lệ hoàn vốn là 2%, phép tính Quy tắc 72 của bạn sẽ trả về thời gian gấp đôi là 36 năm. Nhưng nếu bạn chạy các con số bằng công thức logarit, bạn sẽ có 35 năm—chênh lệch cả năm. Vù vậy, nếu bạn đang tính toán con số như một phần của kế hoạch tiết kiệm hưu trí hoặc giáo dục, hãy cân nhắc sử dụng phương trình logarit để đảm bảo rằng các giả định của bạn được chính xác hơn.
Ngoài ra, vẫn nên lưu ý rằng quy tắc này chỉ áp dụng cho các khoản đầu tư có lãi suất cố định và và không tính đến các yếu tố như biến động thị trường, thuế, hoặc các chi phí khác liên quan đến đầu tư. Do đó, quy tắc 72 chỉ nên được sử dụng như một công cụ tham khảo và không nên được coi là dự đoán chính xác về tương lai của khoản đầu tư.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Lợi ích của việc đầu tư dài hạn
18/05/24
Tiền nhàn rỗi đầu tư gì trong năm 2024?
05/05/24
Đầu tư gì an toàn nhất?
13/04/24
Nên đầu tư gì với số tiền nhỏ?
09/04/24
Cách đầu tư hiệu quả trong môi trường lãi suất thấp
26/03/24
TTCK ngày cận Tết: Chốt lời hay nắm giữ?
07/02/24
Khẩu vị đầu tư và bài học từ Charlie Munger
10/01/24
Tìm hiểu các sắc thái của tài chính hành vi
30/11/23
Chiến lược luân chuyển ngành trong đầu tư là gì?
08/11/23
4 chiến lược đầu tư quan trọng bạn nên biết
30/10/23
Giao dịch định lượng là gì?
19/10/23
Đầu tư như tìm bạn đời
14/10/23
8 lý do mà bạn cần thiết lập một quỹ khẩn cấp
21/12/24
Phát triển hệ thống lương hưu hiện đại ở Việt Nam
28/11/24
Điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai sửa đổi
10/11/24
Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
05/11/24
Có nên đầu tư căn hộ trong bối cảnh lãi suất thấp?
29/10/24
Toàn cảnh tình hình quỹ đầu tư tư nhân tại Việt Nam
19/10/24
Công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính thay đổi cách đầu tư chứng khoán
16/09/24
Thị trường bất động sản: Cơ hội nào cho thế hệ trẻ
13/09/24
Vai trò của nhà môi giới trong thị trường tài chính
11/09/24
Quỹ đầu tư trái phiếu và những điều bạn nên biết
20/08/24
Tương quan tài sản và những điều bạn cần biết
12/08/24
Khám phá quy trình của nhà quản lý danh mục đầu tư
10/08/24