Điểm nhấn chính:
- Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) giúp Việt Nam thu hút đầu tư nhưng vẫn bảo vệ các ngành chiến lược khỏi sự chi phối của nước ngoài.
- Mặc dù có cơ hội mở rộng mức giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% trong nhiều ngành, đa phần các công ty Việt Nam vẫn giữ mức giới hạn dưới 50%.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Việt Nam
Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (Foreign Ownership Limit - FOL) là mức trần sở hữu mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ trong các công ty Việt Nam. Đây là một chính sách quan trọng được chính phủ Việt Nam áp dụng nhằm kiểm soát mức độ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế nội địa. Mục tiêu của FOL không chỉ nhằm duy trì tính ổn định kinh tế, mà còn “bảo vệ” những ngành nghề có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc gia.
Bên cạnh thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn giúp hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng giữa lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài và quyền lợi của các doanh nghiệp nội địa. FOL tạo ra một môi trường đầu tư an toàn và bền vững, giúp Việt Nam phát triển kinh tế theo hướng hội nhập mà vẫn đảm bảo an ninh kinh tế.
Mục đích và tầm quan trọng giới hạn sở hữu nước ngoài
Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) tại Việt Nam được coi như một công cụ chiến lược quan trọng để duy trì an ninh kinh tế quốc gia và bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược. Với giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định trong các ngành “nhạy cảm” như tài chính, viễn thông, và bất động sản, chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng các ngành kinh tế trọng yếu không bị phụ thuộc hoặc chi phối bởi các yếu tố bên ngoài.
Ưu điểm của FOL:
- Tăng trưởng kinh tế bền vững: Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực không thuộc ngành chiến lược, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đa chiều và giảm thiểu rủi ro kinh tế. Ví dụ, tỷ lệ sở hữu nước ngoài ngành ngân hàng giới hạn ở mức 30%, nhằm đảm bảo an ninh tài chính và tránh rủi ro từ các tác động tài chính quốc tế.
- Chuyển giao công nghệ và kiến thức: FOL tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận công nghệ và kiến thức quản lý từ nước ngoài mà không ảnh hưởng đến các lĩnh vực chiến lược. Các doanh nghiệp nước ngoài, nhờ vào việc tuân thủ giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, mang lại công nghệ mới và phương pháp quản lý hiện đại, giúp các doanh nghiệp trong nước cải thiện năng lực cạnh tranh.
Nhược điểm của FOL:
- Hạn chế sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư lớn: Mặc dù giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài bảo vệ an ninh kinh tế, việc hạn chế tỷ lệ sở hữu có thể làm giảm sức hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là trong các ngành cần vốn ngoại lớn như tài chính hoặc bất động sản. Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài có thể khiến các nhà đầu tư này e ngại về khả năng kiểm soát và ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược trong doanh nghiệp.
- Tác động tới tính thanh khoản và giá cổ phiếu: Trong một số trường hợp, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài có thể làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài phải đợi mở room. Điều này ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế và có thể hạn chế khả năng huy động vốn từ nước ngoài.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo ngành tại Việt Nam
Quá trình phát triển giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thay đổi.
- Vào năm 2003, FOL được giới hạn ở mức 30% cho các cổ phiếu niêm yết.
- Đến năm 2005, giới hạn này được nâng lên 49% cho hầu hết các ngành nghề.
- Đặc biệt, Nghị định 60/2015/NĐ-CP, ban hành năm 2015, đã mở rộng cơ hội cho các công ty tăng giới hạn FOL lên 100% đối với nhiều ngành, ngoại trừ các lĩnh vực đặc thù nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Hiện tại, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự khác biệt dựa trên ngành nghề và quy định pháp lý. Một số ngành không hạn chế sở hữu nước ngoài, cho phép mức FOL lên đến 100%. Các công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể sẽ áp dụng mức FOL 49%. Đối với ngành ngân hàng, mức FOL giới hạn là 30%, và các ngành khác có tỷ lệ riêng tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng ngành nghề. Một ngành nghề đặt biệt tại Việt Nam có mức giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
- Ngân hàng: Tối đa 30% (ví dụ: VCB, CTG, BID, TCB, VPB, MBB).
- Hàng không: Tối đa 34% (ví dụ: VJC, HVN).
- Bất động sản: Tối đa 50% (ví dụ: VIC, VHM, NVL, VRE, DXG, KDH).
- Dầu khí: Tối đa 50% (ví dụ: GAS, PLX, PVS, PVD).
- Vật liệu xây dựng: Tối đa 50% (ví dụ: HPG, HSG, HT1).
Hiện nay, các công ty tại Việt Nam có thể điều chỉnh mức FOL nếu được sự đồng ý của cổ đông. Việc này đòi hỏi phải có sự thông qua từ Đại hội cổ đông thường niên (AGM) hoặc bất thường (EGM) và nộp hồ sơ thay đổi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC). Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn chưa thực hiện việc tăng mức FOL vì một số lý do cụ thể, gần 90% công ty niêm yết hiện vẫn duy trì FOL ở mức 49%, một phần để bảo vệ các ngành chiến lược khỏi sự kiểm soát quá mức của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất, nhiều công ty hiện vẫn chưa đạt giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoàitối đa; hơn 75% trong số 100 công ty lớn nhất Việt Nam còn nhiều cổ phần trống cho nhà đầu tư nước ngoài, khiến việc nâng giới hạn sở hữu chưa trở nên cấp thiết.
Thứ hai, nhiều cổ đông hiện tại mong muốn duy trì quyền kiểm soát trong công ty, tránh việc nhà đầu tư nước ngoài chi phối hoạt động doanh nghiệp.
Thứ ba, một số
công ty có thể gặp khó khăn trong hoạt động thương mại khi tỷ lệ sở hữu nước
ngoàivượt quá 50%, ví dụ như khó tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng trong nước
hoặc đối mặt với các vấn đề vận hành khác.
Việc duy trì FOL ở
mức phù hợp giúp Việt Nam cân bằng giữa việc thu hút đầu tư nước ngoài và bảo vệ
lợi ích quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực chiến lược.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Báo cáo phân tích lần đầu SSI
09/01/25
Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu
08/01/25
Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?
06/01/25
Báo cáo phân tích lần đầu PNJ
06/01/25
Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United
25/12/24
Tỷ lệ hấp thụ là gì?
23/12/24
Báo cáo phân tích lần đầu FPT
17/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2
15/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1
13/12/24
Báo cáo phân tích lần đầu VCB
12/12/24
Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp
11/12/24
Báo cáo phân tích lần đầu KDH
10/12/24
Temu – Team Up Price Down
14/11/24
Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới
06/11/24
Góc nhìn phân tích Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam
17/10/24
Thực trạng áp dụng Hiệp ước Basel tại Việt Nam
29/09/24
Sử dụng lá chắn thuế để tối ưu hóa chi phí thuế thu nhập
23/09/24
Xe tự lái là gì và có sức ảnh hưởng ra sao?
15/09/24
Phát triển bền vững trong Thị trường sữa Việt Nam
03/09/24
Golden Gate và triển vọng ngành F&B Việt
30/08/24
Vinamilk - Phát triển bền vững, tăng giá trị dài hạn
28/08/24
Hành trình của Starbucks từ Seattle đến Việt Nam
24/08/24
Hiệp ước Basel: Tiêu chuẩn quản lý rủi ro ngân hàng
04/08/24
Chuyển giao từ VAS sang IFRS trong kế toán Việt Nam
29/07/24