Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Hai quỹ quản lý tài sản tổng thể lớn nhất thế giới

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Vanguard và BlackRock là hai cái tên hàng đầu trong lĩnh vực quản lý tài sản tổng thể với quy trình quản lý tài sản chuyên nghiệp, minh bạch, và hiệu quả.

    - Các công ty này đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và bảo toàn tài sản cho khách hàng của họ.

    Vanguard và BlackRock được xem là hai công ty hàng đầu trong lĩnh vực quản lý tài sản tổng thể (Wealth management) với quy trình quản lý tài sản chuyên nghiệp, minh bạch, và hiệu quả. Mặc dù cả hai công ty đều có cùng mục tiêu là giúp các cá nhân và tổ chức phát triển và bảo toàn tài sản của họ, nhưng họ khác nhau về cách tiếp cận cũng như lĩnh vực chuyên môn. Bài viết dưới đây là tổng quan về tầm quan trọng của Vanguard và BlackRock trong lĩnh vực quản lý tài sản tổng thể.

    BlackRock

    BlackRock được thành lập vào năm 1988, là công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư, cố vấn tài chính. Chuyên môn của công ty không chỉ bao gồm các quỹ chỉ số truyền thống mà còn có các quỹ được quản lý chủ động, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), khoản đầu tư thay thế và các giải pháp quản trị rủi ro với quy trình quản lý tài sản hàng đầu.

    Nhờ sở hữu quy mô và phạm vi toàn cầu mà BlackRock có ảnh hưởng đáng kể trên thị trường tài chính. Công ty này cung cấp dịch vụ cho nhóm khách hàng đa dạng, bao gồm các nhà đầu tư cá nhân, quỹ hưu trí, các tổ chức và chính phủ. Với khả năng nghiên cứu sâu rộng và có chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý danh mục đầu tư, BlackRock nhờ đó đã trở thành một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài sản tổng thể.

    Giá trị tài sản quản lý (AUM)

    Đến cuối năm 2022, BlackRock có tổng tài sản quản lý (AUM) đạt khoảng 8,590 tỷ đô la. Trong đó, AUM của tổ chức chiếm 4,100 tỷ đô la, AUM của nhà đầu tư cá nhân chiếm 843 tỷ đô la, ETF (Quỹ hoán đổi danh mục) 2,900 tỷ đô la, và tiền mặt chiếm 671 tỷ đô la.

    A screenshot of a graphDescription automatically generated with medium confidence

    Nguồn: statista.com

    BlackRock quản lý nhiều loại tài sản gồm: vốn cổ phần, chứng khoán có thu nhập cố định, quỹ nhiều loại tài sản và các khoản đầu tư thay thế, và cả tiền mặt được quản lý. Tính đến hết năm 2022, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong AUM của BlackRock là vốn cổ phần, chiếm gần một nửa tổng số AUM.

    Dịch vụ quản lý tài sản tổng thể, cố vấn tài chính của BlackRock

    Sản phẩm quản lý tài sản của BlackRock có thể được chia làm hai loại chính:

    1. Công cụ đầu tư (Collective Investment Vehicles)

    Công cụ đầu tư có thể bao gồm quỹ tương hỗ, chứng khoán chuyển nhượng (UCITS), quỹ đầu tư tập thể (CIT), quỹ hoán đổi danh mục (ETF), quỹ phòng hộ và quỹ đầu tư thay thế (AIF). Các loại hình quỹ này thường phải tuân theo các yêu cầu tùy vào loại khách hàng (cá nhân hay tổ chức) cũng như khu vực pháp lý cho phép quỹ hoạt động.

    2. Tài khoản riêng lẻ (Separate Accounts)

    Tài khoản riêng lẻ là dịch vụ cố vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư được sử dụng để quản lý cho một khách hàng duy nhất. Vì khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản trong tài khoản riêng lẻ, nên các danh mục đầu tư này phải tuân theo quy định đã được đưa ra và yêu cầu của khách hàng. Theo đó, chuyên viên quản lý tài sản được thuê để quản lý các tài khoản riêng lẻ phải tuân thủ các quy định của ngành cũng như của từng quốc gia.

    Điểm nổi bật

    - BlackRock được thành lập như một công ty quản lý đầu tư độc lập, tập trung cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro và tài sản cho khách hàng tuân thủ theo một quy trình quản lý tài sản nghiêm ngặt. Với nền tảng One BlackRock, công ty thể hiện sự đổi mới liên tục cũng như tận dụng các giải pháp công nghệ để tập trung quản lý rủi ro và tăng cường quy trình đầu tư.

    - Công ty chuyên về các lĩnh vực thị trường vốn cũng như phân bổ tài sản, quản lý danh mục đầu tư, lập mô hình tài chính và quản lý rủi ro. Công ty sử dụng các thuật toán để phân tích dữ liệu cũng như sở hữu nền tảng quản lý rủi ro độc quyền Aladdin, được đánh giá cao trong ngành.


    Vanguard

    Vanguard được thành lập vào năm 1975 – là công ty lớn thứ hai thế giới về lĩnh vực quản lý tài sản – chuyên đầu tư dài hạn vào quỹ chỉ số có chi phí thấp. Công ty đã tiên phong trong việc đưa ra khái niệm về quỹ chỉ số, là phương tiện đầu tư được thiết kế nhằm thể hiện hiệu quả hoạt động của một chỉ số thị trường rộng lớn hơn, chẳng hạn như S&P 500.

    Với giá trị tài sản quản lý (AUM) khổng lồ, việc Vanguard tập trung đầu tư vào các quỹ chỉ số đã tác động sâu sắc đến ngành quản lý tài sản tổng thể. Với cam kết về mức phí thấp và cách tiếp cận dễ dàng đến các khoản đầu tư đa dạng, công ty hiện đã thu hút hơn 30 triệu nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, và giúp họ tối đa hóa lợi nhuận và đạt được mục tiêu tài chính trong dài hạn.

    Giá trị tài sản quản lý (AUM)

    Nguồn: statista.com

    Tổng giá trị tài sản quản lý (AUM) của Vanguard tăng nhanh chóng qua các năm, đạt 991.9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005 và con số này đã tăng lên thành 8,100 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2022.

    Với Vanguard, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiếp cận các dịch vụ nếu cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định đối với tổng tài sản có trị giá từ 5 triệu đô la trở lên của mình. Theo đó, các chuyên gia quản lý tài sản tổng thể, các cố vấn tài chính sẽ hỗ trợ tốt nhất cho tình hình tài chính của họ.

    Dịch vụ quản lý tài sản tổng thể, cố vấn tài chính của Vanguard

    Vanguard cung cấp dịch vụ quản lý tài sản tổng thể bao gồm hai loại:

    1. Tự quản lý tài sản tổng thể (Self-directed)

    Tùy chọn “tự quản lý” của Vanguard đặt bạn vào vị trí của người lái xe, cho phép bạn tự quản lý danh mục đầu tư của riêng mình. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có một người cố vấn của riêng mình, giúp đỡ bạn bất cứ khi nào bạn cần.

    Theo đó, dịch vụ quản lý tài sản tổng thể của Vanguard bao gồm: miễn phí giao dịch cổ phiếu và các chứng khoán khác; hỗ trợ quyên góp từ thiện thông qua The Vanguard Charitable Endowment Program; truy cập vào các sự kiện dành riêng cho khách hàng; truy cập vào loại cổ phiếu của Tổ chức (đầu tư tối thiểu 5 triệu đô la vào các quỹ được chọn); và các công cụ và kỹ thuật để duy trì và phát triển sự giàu có của bạn.

    2. Cố vấn tài chính, quản lý tài sản tổng thể cá nhân (Personal financial advisor)

    Với chi phí khá thấp so với các đối thủ cạnh tranh, dịch vụ Cố vấn quản lý tài sản tổng thể cá nhân của Vanguard đưa ra các lời khuyên được cá nhân hóa cho các cá nhân và gia đình trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời — dù bạn đang tích lũy, bảo toàn tài sản hay dự định chuyển tài sản cho những người thân của mình.

    Dịch vụ này bao gồm huấn luyện hành vi tài chính; tư vấn theo lịch trình và các sự kiện trong cuộc đời của khách hàng; chiến lược hoạch định thu nhập và thuế; tư vấn đặc biệt các sản phẩm đầu tư sinh lời cao; lập kế hoạch tài chính cho kế hoạch gia sản gia đình, từ thiện,...; lập kế hoạch bất động sản; và quản lý đầu tư ủy thác.

    Theo đó, chi phí mà Vanguard áp dụng cho các dịch vụ quản lý tài sản tổng thể đối với khách hàng như sau:

    Điểm nổi bật

    - Không có xung đột lợi ích

    Các nhà đầu tư của Vanguard là chủ sở hữu của họ; hầu hết các công ty quản lý quỹ tương hỗ khác đều thuộc sở hữu của bên thứ ba—có thể là cổ đông đại chúng hoặc tư nhân—những người mong muốn thu được lợi nhuận từ quyền sở hữu của họ. Vanguard không cần phải tính phí cao cho khách hàng để đáp ứng việc tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông bên ngoài này. Họ chỉ tập trung phục vụ và mang lại lợi ích trực tiếp đến cho các nhà đầu tư của quỹ, do vậy mà các xung đột lợi ích giữ quỹ và nhà đầu tư thường rất hạn chế.

    - Chi phí thấp

    Vanguard tạo ấn tượng với việc tạo ra các quỹ chỉ số được đánh giá là có chi phí trung bình thấp nhất trong toàn ngành. Lãi suất trung bình của quỹ Vanguard là 0.11% trong khi toàn ngành là 0.62%. Vì vậy, các phương án đầu tư dài hạn tại Vanguard sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm đáng kể tiền.

    Sản phẩm đầu tư

    Vanguard mang đến rất nhiều sản phẩm đầu tư đa dạng, luôn được cập nhật và khuyến nghị bởi các chuyên gia phân tích.

    Các sản phẩm đầu tư này bao gồm cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ ETF, và các sản phẩm thị trường tiền tệ.

    Ngoài ra, Vanguard còn tư vấn các loại tài khoản phù hợp nhất cho từng khoản đầu tư nói trên, hay cho từng mục đích đầu tư khác nhau.;

    Tầm quan trọng của Vanguard và BlackRock

    Trong lĩnh vực quản lý tài sản tổng thể, cả hai công ty đều đóng góp những vai trò rất quan trọng, thể hiện qua một số yếu tố cơ bản như:

    - Tiếp cận nhiều cơ hội đầu tư: Cả hai công ty đều cung cấp cho nhà đầu tư cá nhân và tổ chức quyền tiếp cận với nhiều lựa chọn đầu tư, cho phép họ đa dạng danh mục đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu tài chính của họ.

    - Quy mô và Tính chuyên môn: Hai yếu tố này cho phép cả hai công ty đạt được lợi thế về quy mô, điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư. Họ có cơ sở hạ tầng và nguồn lực để quản lý hiệu quả các khoản tiền lớn, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chiến lược đầu tư.

    - Đưa ra chiến lược: với những nghiên cứu của mình, hai công ty cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn cho các nhà đầu tư. Nghiên cứu của họ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt về phân bổ tài sản, quản lý rủi ro và định vị xu hướng thị trường.

    - Bổ sung kiến thức: Vanguard và BlackRock cung cấp các tài nguyên giáo dục, công cụ và hướng dẫn để giúp nhà đầu tư làm quen với tài chính, đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và đạt được mục tiêu dài hạn của họ.

    Nhìn chung, Vanguard và BlackRock đều có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực quản lý tài sản tổng thể, cung cấp cho các cá nhân và tổ chức khả năng tiếp cận các cơ hội đầu tư, quản lý danh mục đầu tư hiệu quả, hiểu biết sâu sắc về tài chính. Cách tiếp cận của hai công ty có thể khác nhau, nhưng cả hai đều đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và bảo toàn tài sản cho khách hàng của họ.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan