Điểm nhấn chính:
- Điều kiện kinh tế thường bị ảnh hưởng bởi những sự thay đổi ở chính sách mà chính phủ quyết định ban hành. Những chính sách đó thường là chính sách về tài khóa, tiền tệ, v.v.
- Nổ lực đem lại sự ổn định trong nền kinh tế của chính phủ vẫn gây nhiều tranh cãi và tiếp tục được bàn luận trong tương lai.
Những người xem nền kinh tế vốn đã không ổn định tin rằng chính sách tài khóa và tiền tệ có thể quản lý tổng cung cầu để bù đắp sự bất ổn hiện tại. Tuy nhiên, phần còn lại cho rằng chính sách này lại ảnh hưởng đến nền kinh tế theo hướng tiêu cực bởi độ trễ và khả năng dự báo của chỉ số kinh tế trong tương lai là chưa hoàn toàn chính xác.
Khi George Walker Bush trở thành tổng thống Mỹ vào năm 2001, nền kinh tế lúc bấy giờ rơi vào tình trạng suy thoái. Ông đã xử lý bằng cách cắt giảm thuế suất. Khi Barack Obama trở thành tổng thống vào năm 2009, nền kinh tế lại ở giữa cuộc đại suy thoái hay còn gọi là thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Ông lại đưa ra hướng giải quyết bằng cách tăng đáng kể chi phí chi tiêu của chính phủ.
Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về 6 “câu hỏi” mà các nhà hoạch định chính sách từ lâu và có thể họ sẽ tiếp tục tranh luận trong nhiều năm tiếp theo.
Nền kinh tế có bị tác động bởi chính sách của chính phủ?
Điều kiện kinh tế thường bị ảnh hưởng bởi những sự thay đổi ở chính sách mà chính phủ quyết định ban hành. Dễ dàng nhận thấy nhất chính là chính sách của chính phủ luôn có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, phát triển hoạt động kinh doanh và vận hành thị trường tài chính. Để đảm bảo một quốc gia bền vững và mạnh mẽ, có hai cách chính mà chính phủ có thể áp dụng là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Cụ thể là điều chỉnh chi phí vay tiền bằng cách giảm lãi suất đối với các khoản nợ như vay tiêu dùng và thẻ tín dụng để khuyến khích tăng trưởng kinh tế hoặc tăng lãi suất để kiềm hãm lạm phát. Bên cạnh đó cũng có thể ban hành các chính sách điều chỉnh chi tiêu, thay đổi thuế suất hoặc đưa ra các ưu đãi về thuế.
Các nhà hoạch định chính sách có nên cố gắng ổn định nền kinh tế?
Khi nền kinh tế biến động mạnh, các hộ gia đình và doanh nghiệp trở nên bi quan, họ sẽ cắt giảm chi tiêu và điều này làm giảm tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Sự sụt giảm này lần lượt làm giảm lượng sản xuất phục vụ nhu cầu. Điều đó khiến các công ty sa thải công nhân và tỷ lệ thất nghiệp lại tăng lên dẫn đến GDP thực và các thước đo khác về thu nhập đồng loạt giảm. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập giảm giúp khẳng định lại sự bi quan ban đầu gây ra suy thoái kinh tế. Một cuộc suy thoái như vậy không mang lại lợi ích gì cho xã hội mà nó thể hiện sự lãng phí tài nguyên hiên hữu. Những người lao động bị mất việc khiến nguồn tài nguyên nhân lực bị dư thừa và càng lâu sẽ dẫn tới hao mòn. Các chủ doanh nghiệp có nhà máy không hoạt động trong thời kỳ này sẽ trở thành những tài sản hữu hình bị động.
Tuy nhiên, không có lý do gì để xã hội phải chịu đựng sự bùng nổ và phá sản của những chu kỳ kinh doanh như thế. Vì thế đây là thời điểm các nhà hoạch định chính sách tìm cách giảm bớt mức độ nghiêm trọng của những biến động kinh tế bằng việc thay đổi những chính sách ban đầu để ổn định tổng cầu và từ đó ổn định sản xuất và tỉ lệ lao động có việc làm. Khi tổng cầu không đủ để đảm bảo việc làm, chính phủ sẽ tăng cường chi tiêu, cắt giảm thuế và mở rộng cung tiền. Khi tổng cầu quá mức, nguy cơ lạm phát cao hơn thì cắt giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế và giảm cung tiền. Những hành động được sử dụng tốt dẫn đến một nền kinh tế ổn định hơn, mang lại lợi ích cho mọi người.
Về mặt lý thuyết, chính sách tiền tệ và tài khóa có thể được sử dụng để ổn định nền kinh tế, nhưng có những trở ngại đáng kể đối với việc sử dụng các chính sách đó trên thực tế. Cụ thể là các chính sách này không tác động đến nền kinh tế ngay lập tức mà thay vào đó có tác dụng với độ trễ lâu, về lâu dài. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thay đổi trong chính sách ảnh hưởng đến tổng cầu ít nhất khoảng 6 tháng sau khi áp dụng và mất nhiều năm để đề xuất cũng như thông qua. Vì vậy chính phủ muốn ổn định nền kinh tế cần phải tính toán thật kỹ trước các điều kiện kinh tế có khả năng chiếm ưu thế khi các hành động điều chỉnh chính sách có hiệu lực. Khi hoạch định chính sách, họ phải dựa vào những dự đoán có căn cứ về điều kiện kinh tế trong tương lai.
Thật không may, các chỉ số kinh tế thường mang tính dự báo và thiếu chính xác vì những cú sốc gây ra biến động về bản chất là không thể đoán trước được. Hậu quả là khi muốn cố gắng ổn định nền kinh tế lại mang về kết quả ngược lại. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể vô tình làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế hiện tại thay vì giảm thiểu mức độ biến động của nó. Một kiến thức mà tất cả nhà kinh tế học phải học sớm trong quá trình đào tạo của họ chính là quy tắc “bàn tay vô hình”. Bàn tay vô hình cho phép thị trường đạt đến trạng thái cân bằng mà không cần chính phủ hay sự can thiệp nào khác buộc nó phải đi theo những mô hình không tự nhiên. Khi cung và cầu tìm được trạng thái cân bằng một cách tự nhiên thì tình trạng thừa cung và thiếu cầu sẽ tránh được. Tóm lại, các nhà hoạch định chính sách kinh tế nên hạn chế can thiệp thường xuyên vào chính sách tài chính và tiền tệ và nên cảm thấy hài lòng nếu chúng thật sự không gây thiệt hại nặng nề trong thời gian dài.
Chính phủ đấu tranh chống suy thoái bằng việc tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế?
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, sự thiếu hụt tổng cầu (tiêu dùng của người dân, đầu tư, chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu) nếu kéo dài có thể dẫn đến hạn chế trong việc tăng tổng cung làm cho tăng trưởng kinh tế thấp và thậm chí là dẫn đến suy thoái. Cụ thể, khi doanh nghiệp không thể bán đủ số lượng hàng hóa và dịch vụ, chúng làm giảm sản xuất và việc làm. Chìa khóa để chấm dứt suy thoái là khôi phục tổng cầu về mức phù hợp với mức độ chung của lực lượng lao động trên nền kinh tế. Chắc chắn, điều chỉnh chính sách tiền tệ là phương án đầu tiên mà các nhà hoạch định nghĩ tới, có thể bằng cách tăng cung tiền hoặc giảm lãi suất với mục đích giảm chi phí vay tài trợ cho đầu tư các dự án mới.
Bên cạnh đó, chính sách tài khóa cũng cung cấp một công cụ bổ sung để chống suy thoái kinh tế không kém phần quan trọng. Đó là khi chính phủ tiến hành giảm thuế, người lao động có cơ hội tiết kiệm một phần cao hơn trong tổng thu nhập họ kiếm được, điều này giúp họ có nhiều hơn số dư khả dụng khuyến khích việc tăng chi tiêu cho tiêu dùng. Cắt giảm thuế tác động khiến tổng cầu cùng với tổng cung tăng lên, việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ có thể mở rộng mà không gây áp lực lên tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, xem xét kỹ trong thời kỳ suy thoái, khi chính phủ cắt giảm thuế một đồng cho một hộ gia đình, một đồng đó có thể được tiết kiệm bởi mọi người thường sẽ có xu hướng lo sợ và không chi tiêu nhiều. Phần tiết kiệm đó không đóng góp vào tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ.
Mặt khắc, khi chính phủ chi một đồng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ, một đồng đó ngay lập tức bổ sung đầy đủ vào tổng cầu. Các nhà hoạch định chính sách thường sẽ đề nghị tập trung vào hai loại chi tiêu. Đầu tiên là việc chi tiêu về các dự án “đã sẵn có”. Đây là những dự án công trình công cộng như sửa chữa cơ sở hạ tầng mà có thể bắt đầu ngay lập tức, giúp lượng nhân công thất nghiệp có thể quay trở lại làm việc. Thứ hai, chính phủ tập trung chi hỗ trợ cho người thất nghiệp thông qua hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Bởi những người thất nghiệp thường đối mặt căng thẳng về tài chính nhưng lại có nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống, vì thế họ cũng cần một khoản phí đủ để đáp ứng mong muốn của mình. Trong trường hợp người lao động vừa thất nghiệp vừa không nhận được khoản phí hỗ trợ, các chi tiêu sẽ không được thực hiện, điều đó góp phần làm giảm tổng cầu quốc gia và tình hình suy thoái ngày càng tệ hơn nữa.
Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu chính phủ vội vàng có thể dẫn đến nhiều dự án công lãng phí do sử dụng tài nguyên không hiệu quả gây tổn hại cho môi trường. Trên thực tế, những tín hiệu lãi lỗ có thể giúp chúng ta xác định giá trị của các dự án cơ sở hạ tầng, nhưng những tín hiệu này thường bị bỏ qua khi có sự tham gia của chính phủ vì đây là nguồn ngân sách chung không mang lợi ích cá nhân. Từ đó sẽ dẫn đến lãng phí nhiều hơn.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.